Cảnh báo: Đừng lạm dụng tiêm filler có ngày hoại tử mất mặt, mất người không biết kêu ai

Lạm dụng chất làm đầy (filler) nhiều chị em mất môi, hỏng mũi, khoét bỏ ngực…

Lạm dụng chất làm đầy (filler) trong làm đẹp vô cùng nguy hại

Thời gian gần đây, trên mạng xã hội nhiều chị em chia sẻ chỉ vì tin theo lời quảng cáo đã tiêm chất làm đầy (Filler) rởm vào toàn bộ khuôn mặt dẫn tới hoại tử da, tới cầu cứu bệnh viện nhưng các bác sĩ cũng “bó tay”.

Hiện nay, ngày càng nhiều những sự việc đáng tiếc như thế, nhiều spa mọc lên những người không có chuyên môn thực hiện tiêm chất làm đầy, thậm chí còn công khai quảng cáo tràn lan trên mạng xã hội về các dịch vụ tiêm mà không được cơ quan chức năng quản lý. Họ không có kiến thức chăm sóc da, làm đẹp, đồ dùng kém chất lượng, khi tiêm cũng không biết nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Chất làm đầy được tổng hợp từ động vật và vi khuẩn lên men nên khá an toàn dùng để tiêm dưới da không gây ra những biến chứng hay tác dụng phụ. Vì vậy chất làm đầy là một trong những phương pháp làm đẹp không xâm lấn an toàn để bù đắp lại những khuyến khuyết của các tổ chức nhỏ trên cơ thể.

Tuy nhiên theo TS.BS Nguyễn Huy Thọ, Nguyên trưởng khoa Phẫu thuật hàm mặt – Tạo hình, Bệnh viện 108 thì chất làm đầy chi phí khá cao chứ không rẻ như lời quảng cáo của một số cơ sở làm đẹp.

Những dung dịch được gắn mác chất làm đầy không có kiểm nghiệm khi tiêm sẽ rất nguy hiểm cho người sử dụng. Nếu tiêm phải chất làm đầy rởm, nguy cơ mất môi, hỏng mũi, mặt và phải khoét bỏ ngực hoàn toàn có thể xảy ra.


Lạm dụng chất làm đầy dễ dẫn tới biến chứng (Ảnh minh họa).

“Chất làm đầy chi phí khá cao và chỉ dùng để tiêm vào những bộ phận nhỏ trên cơ thể ví vụ nếp nhăn ở mí mắt, rãnh má, xóa nếp nhăn chán… Các phân tử HA có trong chất làm đầy sẽ làm đầy xóa đi những nếp nhăn”, TS. Thọ nói.

Phần lớn những trường hợp gặp tai biến gần đây do lạm dụng chất làm đầy, tiêm với thể tích lớn, người tiêm không được đào tạo kỹ thuật hoặc chất tiêm là loại chất không được cấp phép, trôi nổi trên thị trường. Đặc biệt là dùng silicon - chất cấm tiêm vào cơ thể người, gây đóng vón sưng tấy, viêm, thậm chí là hoại tử và tử vong.

Chuyên gia khuyến cáo để tránh biến chứng khi tiêm chất làm đầy, cần phải tìm hiểu kỹ về nơi mình định làm đẹp, bác sĩ làm cho bạn là ai có bằng cấp hay không, nguồn gốc các loại chất làm đầy. Trước khi tiêm cần phải xem các thông tin nhà sản xuất, hạn sử dụng, tem… Không nên tin vào những lời quảng cáo dẫn tới tiền mất tật mang, hối hận đã muộn.

Không tiêm chất làm đầy vào 3 bộ phận này trên cơ thể

3 bộ phần: mũi, cằm và ngực khi tiêm chất làm đầy sẽ rất dễ gây ra biến chứng.

Tiêm chất làm đầy vào tổ chức da ở sống mũi có ưu điểm thực hiện nhanh nhưng nhược điểm dễ làm mũi biến dạng do chất này sau tiêm một thời gian sẽ di chuyển sang các khu vực khác. Dùng chất làm đầy để tiêm vào tổ chức cằm cũng tương tự như mũi, dễ biến chứng và biến dạng do chất làm đầy không đậu lại được ở cằm mà di chuyển xuống chỏm cằm.

“Tôi khuyên chị em khi làm đẹp tuyệt đối không dùng chất làm đầy để tiêm vào cằm và mũi vì khác so với sinh lý. Sống mũi dưới da là xương, ở cằm là cơ vì vậy khi tiêm chất làm đầy vào sẽ không thể đậu lại được”, TS. Thọ cho hay.

Không dùng chất làm đầy để nâng ngực bởi ngực có những động mạch, tĩnh mạch lớn sẽ dễ gặp biến chứng. Khi tiêm chất làm đầy vào ngực phải dùng số lượng lớn, điều này có thể làm cho vùng da ngực bị thiếu dưỡng, chèn ép vào các mạch máu nuôi dưỡng khiến vùng da bên ngoài bị biến dạng, thậm chí hoại tử.

Phân loại các chất làm đầy

Chất làm đầy bền vững thành phần từ Polymethylmethacrylate có thời gian 2 năm trở lên.

Chất làm đầy bán bền vững năm, thành phần chủ yếu từ calcium hydroxylapatite thời gian từ 1,5-2 năm.

Chất làm đầy không bền vững thời gian từ 6 tháng đến hơn 1 năm có thành phần từ acid hyaluronic…
 

Theo Emdep


Phẫu thuật thẩm mỹ

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao