Chuyện chưa kể về nhân vật trong những bức hình nổi tiếng nhất thế giới

Nữ y tá trong bức ảnh nụ hôn nổi tiếng nhất trong lịch sử đã qua đời ở tuổi 92, người đàn ông trong bức hình khỏa thân chạy tồng ngồng trên sân vận động ở Anh là một doanh nhân thành đạt.

Bức ảnh nụ hôn nổi tiếng nhất trong lịch sử từng khiến người ta phải ngỡ ngàng bởi câu chuyện đằng sau nó: cặp đôi trong hình là hai con người hoàn toàn xa lạ. Chàng trai là George Mendonsa, một thủy thủ còn cô gái là nữ y tá Greta Zimmer Friedman. Khoảnh khắc lịch sử này xảy ra tại quảng trường New York Time năm 1945 do nhiếp ảnh gia Alfred Eisenstaedt ghi lại. Nhiều người còn gọi đây là bức hình chuyện tình tay ba, khi người yêu của George, Rita Petry cũng xuất hiện tại thời điểm đó. Tuần trước, Greta đã qua đời ở độ tuổi 92, còn George cũng đã ngoài 90 và vẫn sống hạnh phúc bên vợ mình, chính là Rita. Bà chia sẻ "Tôi chưa bao giờ giận ông ấy vì chuyện đó."
 

Khoảnh khắc hai vận động viên người Mỹ Tommie Smith và John Carlos giơ cánh tay lên trong lúc nhận huy chương ở thế vận hội Olympics năm 1968 diễn ra tại Mexico đã trở thành bức ảnh nổi tiếng gây chấn động thế giới, đặc biệt với nước Mỹ khi nạn phân biệt chủng tộc đang là vấn đề nhức nhối. Bức ảnh này được người ta đặt cho cái tên "Lời chào sức mạnh của người da màu". Sau giây phút lịch sử đó, Tommie và John chia sẻ rằng họ muốn khẳng định nhân quyền của người da màu và đã bị đội tuyển Olympic Mỹ trục xuất khỏi khỏi Olympic Village. Trở về quê nhà, họ cũng không được tha, liên tiếp nhận được nhiều lời đe dọa và chỉ trích từ cộng đồng Mỹ nói chung. Về sau, khi nạn phân biệt chủng tộc tại Mỹ không còn gay gắt như trước, hai người được tôn vinh như những anh hùng và được vinh dự tạc tượng tại đại học San Jose State.

Còn người đàn ông da trắng cũng đứng trên bục vinh quang là Peter Norman, vận động viên đến từ Úc, quốc gia cũng có nhiều định kiến về chủng tộc như Mỹ. Anh là người đã ủng hộ kế hoạch khẳng định nhân quyền của hai người bạn da màu trong giây phút đăng quang. Chính bởi hành động đó mà Peter đã bị ném đá và hắt hủi cho đến cuối đời tại quê nhà. Sau thế vận hội, Ủy ban Olympic Úc thậm chí còn ra yêu sách buộc Peter phải lên án hành động của Tommie và John để đổi lấy một công việc ổn định và được tham gia tổ chức Olympic Sydney năm 2000. Tuy nhiên, Peter một mực không bao giờ khuất phục. Anh chấp nhận bị tẩy chay tại quê nhà. Năm 2006, Peter qua đời và hai người bạn từ Mỹ Tommie và John đã được vinh dự khiêng quan tài của Peter. “Peter là một người lính đơn độc. Một cách ý thức, anh vẫn chọn làm con cừu hy sinh nhân danh quyền con người. Không một ai xứng đáng hơn anh mà đất nước Australia nên kính trọng, công nhận, và cảm kích”, John Carlos chia sẻ.

Câu chuyện của người anh hùng thầm lặng Peter Norman đã trở thành nguồn cảm hứng cho điện ảnh. Bộ phim "Salute" ra đời năm 2008 kể về câu chuyện của Peter - vận động viên da trắng ủng hộ cho nhân quyền của người da màu.
 
 
Michael O’Brien, thanh niên Úc 25 tuổi đã trở thành "streaker" đầu tiên ở Anh. (Streaker là một từ lóng để ám chỉ những người tự dưng trần truồng chạy trên sân vận động nơi đang diễn ra thi đấu.) Năm 1974, Michael bỗng xuất hiện trên sân cỏ bóng bầu dục, chạy trong tình trạng khỏa thân khi hai đội tuyển Anh và Pháp đang thi đấu với nhau. Bruce Perry, viên cảnh sát bắt giữ anh đã che của quý của anh bằng chính chiếc mũ cảnh sát. Bức hình streaker Michael O’Brien trở thành bức hình nổi tiếng được lưu trữ trong kho ảnh Quốc gia của Anh Quốc. Còn chiếc mũ cảnh sát được đưa vào nhà bảo tàng lịch sử Twickenham.

Sau khi trở về Úc, Michaeltrở thành một doanh nhân thành đạt trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán.
 
 
Bức ảnh người đàn ông đứng đơn độc trước đoàn xe tăng ở Bắc Kinh đã trở thành một trong những biểu tượng cho vụ thảm sát kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bức ảnh được chụp vào ngày 4/6/1989, một ngày sau cuộc đàn áp đẫm mẫu tại quảng trường Thiên An Môn khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng. Cho đến nay, danh tính của người đàn ông trong bức hình vẫn chưa được xác định.
 
 
Hình ảnh một người đàn ông ôm một người phụ nữ đang che mặt nạ đã trở thành khoảnh khắc đầy ám ảnh trong vụ khủng bố ở Luân Đôn, Anh ngày 7/7/2005.

Người phụ nữ trong bức hình là Davinia Turrell, bị bỏng nặng phần mặt trong vụ đánh bom liên hoàn tại ga tàu điện ngầm Edgware do tổ chức khủng bố al-Quaeda gây nên. Sau đó, cô đã phải trải qua nhiều lần điều trị để phục hồi gương mặt. Năm 2009, Davinia kết hôn với một doanh nhân tên Erik Douglass. Hiện cô đã 34 tuổi và sống hạnh phúc với gia đình, nhưng những ký ức kinh hoàng về vụ khủng bố 7/7 vẫn không thôi ám ảnh.
 
Boho
Theo Vietnamnet

bức ảnh nổi tiếng thế giới thể thao Olympic phân biệt chủng tộc khủng bố

Tin tức mới nhất