Đậu phụ nên ăn cùng những thực phẩm này để đạt giá trị dinh dưỡng cao nhất

Đậu phụ là dễ ăn, nhưng ăn không đúng, kết hợp thực phẩm sai, hay ăn đậu phụ thay rau, thịt... là gặp họa.

Những bệnh dễ mắc khi ăn quá nhiều đậu phụ

Đậu phụ dễ ăn, dễ chế biến, nhiều dinh dưỡng, nhưng ăn sai cách có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Đậu phụ giàu chất dinh dưỡng, thanh nhiệt, ngăn ngừa loãng xương, tốt cho người bị bệnh tim mạch và huyết áp... có mặt trong các bữa ăn hàng ngày. Nhưng đậu phụ cũng giàu protein, do đó không nên ăn quá 200g/ngày.

Dinh dưỡng và axít amin trong đậu phụ và các chế phẩm từ đậu tương đương với thịt, cá, trứng… nên ăn quá nhiều thì cũng giống như ăn nhiều thịt, dẫn đến xơ cứng động mạch, rối loạn tiêu hóa cấp tính.

Ăn quá nhiều đậu phụ còn gây chứng khó tiêu, vì đậu phụ rất giàu protein. Ăn nhiều đậu phụ còn có nguy cơ phải đối diện với bệnh gút, vì món này chứa nhiều purine.

Đậu phụ biến chất chứa nhiều nitơ gây sức ép cho thận phải hoạt động mạnh, có thể dẫn đến suy thận. Hàm lượng methionine lớn có thể làm lắng đọng cholesterol, chất béo trung tính ở thành động mạch, có khả năng làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch.

Cần ăn đậu phụ với những thực phẩm này để không mắc bệnh

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cần kết hợp ăn đậu phụ với thực phẩm khác:

Đậu phụ dễ ăn, dễ tiêu hóa, nhiều dinh dưỡng, dễ chễ biến, giá thành rẻ... có tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí, thanh nhiệt, giải khát, làm sạch ruột và dạ dày. Có lợi cho người thể chất nhiệt nóng, miệng hôi hay khát, hoặc dành cho những người vừa mắc phải chứng bệnh nhiệt nóng.

Sau đây là top thực phẩm cần ăn cùng đậu phụ:

Củ cải - đậu phụ: Tốt cho hấp thu chất dinh dưỡng, giúp điều trị chứng cảm mạo, ho hen.

Cải thìa - đậu phụ: Trị ho, ngưng hen, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Bầu - đậu phụ: Giúp nâng cao sức miễn dịch, kháng vi rút và u bướu, phòng cảm cúm hiệu quả.

Lá hẹ - đậu phụ: Có thể điều trị táo bón, là bài thuốc hiệu quả với người bị táo bón.

Sò - đậu phụ: Sò có tác dụng dưỡng âm nhuần táo, lợi tiểu tiêu sưng, ngưng khát. Còn đậu phụ thanh nhiệt giải độc. Hai thực phẩm này kết hợp giúp trị huyết không đủ, da khô.

Nấm hương - đậu phụ: Phòng chống ung thư hiệu quả, rất tốt cho cơ thể.

Tôm - đậu phụ: Rất tốt cho người bị chứng cao huyết áp, xơ cứng động mạch vành, béo phì. Vì đậu phụ giàu protein, tôm nhiều nguyên tố vi lượng.

Cá - đậu phụ: Cá giàu protein, axit amin. Đậu phụ chứa lượng lớn protein thực vật. Hai món kết hợp giúp đẩy sự hấp thu calcium giúp phòng bệnh còi xương, loãng xương.

Thịt dê - đậu phụ: Hai món giúp bổ sung nhiều nguyên tố vi lượng, thanh nhiệt, ngừng khát.

Gừng - đậu phụ: Là bài thuốc tốt cho phổi, có thể trị ho.

Tránh ăn đậu phụ với những món này

1- Trứng gà - đậu phụ: Tuy giàu protein, nhưng ăn chung sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thu protein của cơ thể, không tốt cho sức khỏe.

2- Sữa bò - đậu phụ: Làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai, ảnh hưởng tới sự hấp thu calcium của cơ thể.

3- Rau cải bó xôi - đậu phụ: Ăn 2 thực phẩm này sẽ lãng phí calcium. Vì rau cải bó xôi giàu diệp lục, sắt và axit oxalic. Đậu phụ nhiều protein, chất béo và calcium.

4- Hành - đậu phụ: Tuyệt đối không nên ăn, vì hành chứa lượng lớn axit oxalic. Những calcium trong đậu phụ khi kết hợp với chất này sẽ kết hợp với axit oxalic thành calcium oxalate. này sẽ giúp quá trình hấp thụ calcium của cơ thể khó khăn, lâu ngày sẽ gây thiếu canxi trầm trọng.

5- Mật ong - đậu phụ: Dễ tiêu chảy. Do mật ong nhiều enzyme, đậu phụ giàu chất khoáng, gây phản ứng không tốt cho cơ thể.

6- Không ăn đậu phụ với rau chân vịt vì sẽ ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi, dễ bị kết sỏi thận.

7- Không ăn đậu phụ với mật ong vì đậu phụ có thạch cao, mật ong có đường, gặp nhau sẽ vón cục, đông cứng trong dạ dày làm người ăn khó thở, hụt hơi, thậm chí dẫn tới hôn mê. Đặc biệt, người có bệnh về tim mạch càng cần tránh dùng cùng lúc hai thực phẩm này.
Sai lầm khi ăn đậu phụ

Không nên dùng đậu phụ thay thế một số thực phẩm:

- Đậu phụ không nên thay thế thịt, vì tuy đậu phụ có các protein có lợi, nhưng tỷ lệ axít amin có trong protein từ đậu phụ không hoàn toàn đầy đủ, không hữu hiệu cho tiêu hóa, hấp thụ protein, nên không dùng đậu phụ thay thế thịt.

- Không ăn đậu phụ thay cho rau xanh, vì lâu dài sẽ bị táo bón, kéo theo hệ lụy về sức khỏe vì cơ thể thiếu chất xơ trầm trọng.

- Chỉ nên ăn đậu phụ 3 lần/tuần, mỗi lần ăn không quá 100g. Khi ăn kết hợp với trứng và thịt và một số loại protein khác để góp phần bổ trợ cùng với đậu phụ, giúp protein trong thực phẩm này được hấp thụ một cách tốt nhất.

Theo Gia đình và xã hội


món ngon mỗi ngày mẹo nhà bếp an toàn thực phẩm món ngon vào bếp

Tin tức mới nhất