Chiêu trò đáng sợ đằng sau những tượng vàng Oscar

Giải thưởng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực điện ảnh hóa ra cũng không hoàn toàn công minh như chúng ta thường nghĩ.

Một hệ thống có vẻ khắt khe

Nói đến Oscar là nói đến giải thưởng danh giá nhất trên thế giới. Một bộ phim hay một diễn viên chỉ cần có một đề cử thôi cũng đủ để nâng tên tuổi lên nhiều bậc và thu nhập cũng theo đó mà nhân lên.

Sở dĩ nói Oscar danh giá bởi qui trình chọn lựa ra đề cử và người chiến thắng là vô cùng phức tạp, nghiêm ngặt và tốn khá nhiều thời gian.

Chiêu trò đáng sợ đằng sau những tượng vàng Oscar - Ảnh 1.
Chỉ một đề cử thôi cùng là quá danh giá với sự nghiệp điện ảnh.

Oscar là giải thưởng thuộc Viện Hàn lâm Điện ảnh Mỹ nhằm tôn vinh cống hiến của những cá nhân và giá trị nghệ thuật của tác phẩm điện ảnh. Để chọn lựa được cái tên được xướng danh thì người ta cần đến 6000 thành viên bầu chọn trong hội đồng.

Ngay cả việc tuyển ra 6000 người cũng là việc không hề đơn giản. Mỗi năm sẽ có đợt xét tuyển thành viên mới vào hội đồng và sự kiện này không được diễn ra một cách công khai. Nếu muốn được góp một lá phiếu thì chỉ có cách nỗ lực hết mình và chờ đến khi có thư mời tham gia.

Chiêu trò ẩn khuất sau mỗi lá phiếu

Nhìn vào các qui tắc ở trên thì sẽ ai cũng sẽ nghĩ rằng Oscar quả là một giải thưởng giá trị và xác đáng. Thế nhưng thực tế nếu chỉ dựa vào thực lực và giá trị nghệ thuật thôi thì vẫn chưa đủ để lấy được lá phiếu của hội đồng phê bình.

Có một đề cử Oscar hay tuyệt vời hơn là thực sự chiến thắng đồng nghĩa với việc profile của tất cả những ai liên quan, từ nhà sản xuất, đạo diễn, diễn viên,... đều có chữ Oscar dính liền. Chính vì vậy đường đua Oscar cho dù tốn kém đến đâu cũng đều phải cắn răng mà chịu tất.

Chiêu trò đáng sợ đằng sau những tượng vàng Oscar - Ảnh 2.
Vác một tượng vàng về nhà không phải chuyện đơn giản

Việc đơn giản nhất khi bước vào cuộc đua chính là chi tiền. Trong luật người ta đã cấm không được dùng tiền hối lộ cho các thành viên trong hội đồng nhưng chẳng ai cấm những biến thể khác của nó cả.

Đầu tiên là những chiến dịch vận động, quảng bá,... Ước tính một bộ phim có thể chi tới 10 triệu đô cho một chuỗi hoạt động vận đồng thành viên bỏ phiếu và một kì Oscar có thể tốn từ 100 đến 500 triệu đô chia đều cho các ứng viên.

Nếu trước kì trao giải mà bạn nhìn thấy dòng chữ "for your consideration" (tạm dịch: mong bạn cân nhắc) trên băng rôn của một buổi tiệc thì khả năng bạn đang ở một buổi vận động cho tượng vàng Oscar.

Chiêu trò đáng sợ đằng sau những tượng vàng Oscar - Ảnh 3.
"For your consideration" là cụm từ xuất hiện nhiều nhất trước kì giải thưởng.

Những bữa tiệc hào nhoáng sẽ là món quà đặc biệt cho các thành viên và dĩ nhiên càng xa xỉ bao nhiêu thì khả năng chiến thắng càng cao. Hơn nữa đây còn là dịp để ứng viên gặp mặt giám khảo, Denzel Washington thậm chí còn nói đùa về điều này trên truyền hình:

"Freddy Fields mời tôi tới bữa tiệc họp báo đầu tiên ở Hollywood. Ông ấy nói: 'Anh sẽ chụp ảnh với tất cả mọi người, anh sẽ cầm trên tay những tờ tạp chí, chụp nhiều ảnh và anh sẽ chiến thắng,... Quả thật năm đó tôi đã thắng."

Denzel Washington đã phần nào hé lộ mặt trái của một tượng vàng.


Còn nếu các buổi tối xa hoa vẫn chưa làm thỏa mãn thì tốt nhất nên có sự tiếp xúc thân mật bằng cách trao quà. Nhưng điều này nên được thực hiện một cách tinh tế bới một thành viên trong hội đồng đã bức xúc hé lộ:

"Tôi từng được tặng một đống sách, sách nấu ăn và một đống thứ chẳng khác gì một nùi bao cao su."

Báo chí cũng chẳng thể lỡ mất cơ hội để chộp giật những lời đề nghị béo bở từ các nhà làm phim. Một trang bìa quảng bá trên Hollywood Reporter hay Vanity,.. cho ứng viên cũng có thể làm bay mất 72 nghìn đô (khoảng 1,6 tỉ đồng) trong tích tắc.

Nếu bản thân nhà làm phim không tự đề nghị cánh báo chí thì cũng chẳng ai thèm quảng bá cho các vị cả. Bộ phim The Fighter (2011) cũng từng rơi vào trường hợp này và nữ diễn viên Melissa Leo phải tự bỏ tiền túi ra để mua danh tiếng cho tác phẩm của mình.

Chiêu trò đáng sợ đằng sau những tượng vàng Oscar - Ảnh 6.
The Fighter là bộ phim xuất sắc nhưng thiếu nhạy bén trong việc quảng bá.

Trước mỗi đêm trao giải, một đội ngũ những nhân vật tranh thủ "kiếm chác" cũng xuất hiện, họ là nhà báo, PR, quảng cáo,... và nhiệm vụ đơn giản chính là rót vào tai các thành viên hội đồng những lời có cánh về "khách hàng" của mình và đôi lúc còn tung ra cả những tin đồn thất thiệt về đối thủ.

Triệu Phú Khu Ổ Chuột từng hứng chịu tin đồn cáo buộc đoàn làm phim trả mức lương bèo bọt cho các diễn viên nhí hay Zero Dark Thirty cũng bị ném đá vì nghi vấn thực hiện hành vi tra tấn trên phim trường... Dĩ nhiên những thông tin như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến số phiếu.

Dàn diễn viên nhí của Triệu Phú Khu Ổ Chuột.


Một nhân vật đóng vai trò "quảng bá" như vậy có thể nhận được từ 20 ngàn đô và cứ thế gấp đôi, gấp ba nếu "khách hàng" được đề cử hay chiến thắng.

Sau tất cả, Oscar vẫn là giải thưởng danh giá và đáng mong đợi mỗi năm nhưng cuối cùng mỗi chúng ta mới là giám khảo công tâm nhất của bản thân khi chọn ra cái tên chiến thắng.

Theo Trí thức trẻ


Tin tức mới nhất