Đồng tính và những điều thầm kín trong giới thể thao

Robbie Rogers, 1 cầu thủ tự nhận mình là đồng tính đã được các CĐV đón nhận, nhưng không phải ai cũng có may mắn như anh khi khẳng định giới tính thật sự của mình.

Đồng tính là 1 cụm từ vẫn gây nên những lời xì xào tại rất nhiều nơi trên thế giới. Đặc biệt ở trong làng thế thao, không có nhiều người dám công khai thừa nhận giới tính thật của mình nếu có chút “khác biệt” so với các đồng đội.

Với Robbie Rogers, 1 cầu thủ chuyên nghiệp từng khoác áo đội tuyển Mỹ thì lại khác. Phải chịu đựng nỗi giằng xé về giới tính trong suốt những năm tháng thi đấu đỉnh cao để rồi cuối cùng, tiền vệ này cũng lên tiếng thừa nhận giới tính thật của mình vào đầu tháng 2 năm nay. Đó cũng là lúc anh nói lời giã từ với sự nghiệp quần đùi áo số dù tuổi đời chỉ mới 25.

Rogers là cầu thủ đầu tiên tại Mỹ tiết lộ giới tính thật của mình.

“Trong 25 năm qua, tôi đã sợ hãi, sợ phải sống thật với chính bản thân mình. Sợ sự phán xét và ruồng bỏ sẽ kéo tôi đi ngược lại với ước mơ và cảm hứng của mình. Sợ rằng những người thân yêu sẽ xa lánh khi biết được bí mật của tôi”.

“Những bí mật có thể gây nên những tổn thương bên trong. Mọi người luôn cầu nguyện cho sự chân thành. Sự chân thành đơn giản và nhẹ nhàng biết bao. Giờ là lúc tôi phải gạt bỏ những mặc cảm và giấu diếm ấy. Tôi phải đi tìm cuộc sống của mình, tìm lại chính mình với sự thuyết phục rằng tạo hóa đã sinh ra bạn với mục đích tốt đẹp nhất cho dù bạn được dạy những điều hoàn toàn khác như vậy”, Rogers tâm sự.
 
Anh có những thú vui ngoài đời khá... "dễ thương".

Công khai về giới tính, Rogers đã xác định rằng mình sẽ không thể tiếp tục tung hoành trên sân bóng. Tuy nhiên, niềm đam mê của anh 1 lần nữa lại trở lại bởi sự giúp đỡ của CLB LA Galaxy. Bản hợp đồng mới nhất giữa Rogers và đội bóng cũ của Beckham đã mang lại cho chàng “gay” này cơ hội được thi đấu đỉnh cao.

Tối qua, trận thắng 4-0 trước Seattle Sounders cũng là trận ra mắt của Robbie Rogers trong màu áo CLB mới. Dù chỉ góp mặt trên sân trong 13 phút nhưng anh vẫn nhận được những tràng pháo tay không ngớt từ phía các CĐV tại sân Home Depot Center. Sự cảm thông từ phía các khán giả đã khiến Robbie Rogers thực sự cảm động. Sau trận đấu anh cũng đã bày tỏ tình yêu với không khí nơi đây trên trang mạng cá nhân.
 
Robbie chia sẻ sau trận đấu: Tôi sẽ không bao giờ
 quên tối nay! Tôi yêu ngôi nhà mới của mình!
 
LA Galaxy đã cứu vớt sự nghiệp của Robbie sau
 khi anh tuyên bố giải nghệ ở tuổi 25.
 


Trên trang facebook cá nhân của Robbie Rogers, rất
 nhiều bạn bè và NHM đã bày tỏ thiện cảm với tiền vệ này.

Tuy nhiên, 1 câu hỏi đặt ra là sau khi chứng kiến Robbie Rogers nhận được những thiện cảm từ người hâm mộ, liệu sẽ có thêm cầu thủ nào đứng lên tiết lộ giới tính thật của mình không? Câu trả lời có lẽ là không, bởi trường hợp của cầu thủ người Mỹ có thể coi là ngoại lệ so với suy nghĩ chung của rất nhiều người: đồng tính là đáng bị lên án!

Dề hiểu vì sao khi những người đồng tính như Robbie Rogers luôn phải sống trong bóng tối 1 khoảng thời gian dài, bởi họ sợ khi sự thật được tiết lộ, người hâm mộ và những đồng đội sẽ quay lưng lại với họ. Ngoài Rogers, mới đây, VĐV bóng rổ nổi tiếng ở NBA (giải bóng rổ nhà nghề Mỹ), Jason Collins, cũng đã công khai trước báo giới rằng mình là người đồng tính. Tuy nhiên, từ khi đưa ra thông báo đó và giải nghệ, anh chưa thi đấu trở lại.

Jason Collins vẫn chưa thể thi đấu trở lại
sau tuyên bố về giới tính của mình.



Xa hơn nữa là cầu thủ bóng đá mang tên Fashanu. Tài năng của tuyển thủ da màu này chẳng kém cạnh ai, khi anh từng thi đấu cho những CLB nổi tiếng bậc nhất nước Anh trong thập kỷ 80 như Nottingham Forest hay Norwich. Nhưng kể từ sau tuyên bố "tôi là gay" gây chấn động dư luận, bi kịch bắt đầu xảy đến với Fashanu. Anh bị cô lập ở Nottingham Forest, trước khi phải vật vã neo đậu ở hàng chục CLB khác nhau, từ Anh, Mỹ, Canada cho đến tận Scotland. Nhưng ở đâu, anh cũng không thể trụ được lâu vì luôn bị kỳ thị. Quá bế tắc và bất lực, Fashanu đã tự tử ở tuổi 37, để lại vô vàn nuối tiếc trong lòng những người hâm mộ túc cầu giáo.

Fashanu có số phận nghiệt ngã sau khi thừa nhận giới tính của mình.

Nói về vấn đề này, ngay cả một người có cái nhìn tích cực như Chris Basiurski, Chủ tịch Hội những người bảo vệ những cầu thủ đồng tính, cũng phải ngán ngẩm: “Chúng tôi đã cố xây dựng bầu không khí an toàn cho những cầu thủ thuộc giới tính thứ 3 “bước ra ánh sáng” nhưng rõ ràng, ở thời điểm này vẫn còn rào cản quá lớn. Rất khó để thử nghiệm sự phản ứng của những khán giả trên cả sân nhà, lẫn sân khách vì điều này".

Ngay ở VN, vấn đề về giới tính thứ 3 trong bóng đá cũng không phải chưa từng được đem ra bàn luận, đặc biệt là ở đội tuyển nữ quốc gia Việt Nam. Đã có nhiều người đặt ra nghi vấn rằng một số tuyển thủ nữ nảy sinh tình cảm với nhau, nhưng nguyên nhân vì sao họ nảy sinh tình cảm với nhau, coi nhau như những người tình đích thực thì lại chưa có ai trả lời được.

Nhiều giả thiết cho rằng, với nhiều cầu thủ nữ, họ bước vào sự nghiệp banh bóng từ lúc 14-15 tuổi. Trải qua hàng chục năm gắn bó với nhau, với rất nhiều kỷ niệm và cả những lần va chạm, họ có tình cảm và khi mọi thứ trở nên “thoáng” hơn, việc họ đến với nhau cũng không còn là lạ.

Tuy nhiên, ở bất kỳ 1 môn thể thao nào đi nữa, vấn đề về giới tính thứ 3 nếu có thì cũng chẳng ai trong số họ dám công khai thừa nhận vì ở đó vẫn còn những phong tục tập quán, những chuẩn mực đạo đức mà con ngươi tư lâu đã đề ra cho rằng tình yêu đồng giới là 1 thứ gì đó... chưa chuẩn mực. Chính vì vậy, sự trốn tránh là điều thường thấy ở những người đồng tính trong giới thể thao trên thế giới.

Tấn bi kịch mà Fashanu vướng phải, cũng là bài học khiến số cầu thủ đồng tính đang chơi bóng chuyên nghiệp hiện nay không còn dám công khai vấn đề về giới tính của mình nữa. Bóng đá và thể thao thế giới có thể chấp nhận với người đồng tính. Nhưng để tạo ra một sự gắn kết giữa họ và các cầu thủ, cũng như người hâm mộ không phải chuyện một sớm một chiều.

Theo Tri Thức Trẻ

Tin tức mới nhất