Chụp sex trong Hoàng thành: Đừng nghĩ sex chỉ là...?

Sau khi hàng loạt bài viết lên án việc một nhóm sinh viên HV Ngân hàng ngày 20/11 đã xếp hình chữ sex chụp ảnh ngay trước Hoàng thành Thăng Long,

 phản bác lại làn sóng dư luận phản đối, những tân cử nhân này đã có những lập luận cho hành động của mình.

Chả lẽ chụp ảnh phải đứng như phỗng?


Trên diễn đàn chính thức của sinh viên HV Ngân Hàng, hàng loạt ý kiến của những tân cử nhân góp mình trong bộ ảnh được cho là "sáng tạo" đã đưa ra lập luận của mình.

Bạn có tên Kitty White cho biết: "Chụp ảnh kỷ yếu đã trở thành thông lệ của sinh viên cuối cấp để ghi lại khoảnh khắc đẹp cùng nhau trước khi tốt nghiệp. Đây cũng chỉ là một trong những bộ ảnh kỷ yếu độc đáo mà thôi, có gì đâu mà lên án".

Sinh viên này còn chia sẻ thêm: "83 sinh viên lớp TN5N1, khoa Tài chính - Ngân hàng, chuyên ngành Ngân hàng Thương mại của ĐH Công đoàn cũng đã vừa xuất bản một bộ ảnh kỷ yếu độc đáo cũng không kém".

Đồng tình quan điểm bạn Ngô Bếu nói: "Chụp ảnh kỷ yếu cơ mà, sao báo chí cứ làm ầm ầm lên thế. Tất cả đều chỉ là diễn, chứ có phải là thật đâu".


Đã là sinh viên thì phải có nhiều trò?

Không những vậy, bạn độc giả có tên Họa Tâm bày tỏ bức xúc khi mọi người đã có cái nhìn quá khắt khe: "Tất cả mọi người cứ nhìn mà tự tưởng tượng với nhau, chụp ảnh kỉ yếu lúc nào cũng phải đứng chào cờ sao?".

Sex còn có nghĩa là giới tính


Bên cạnh đó, một số bạn sinh viên còn đưa ra những lập luận mới mẻ về Sex. Bạn sinh viên có tên Huyen Bui đưa ra quan điểm: "Sex còn có nghĩa là giới tính nữa, chắc Việt Nam biết mỗi sex là khỏa thân".

Sinh viên này nêu rõ: "Nếu tra bất kì quyển từ điển nào chúng ta cũng sẽ thấy sex không chỉ là quan hệ tình dục mà còn là giới tính nữa. Bản chất chữ sex kia không xấu, không đơn giản và mang một nghĩa như người Việt mình lầm tưởng".

Nhiều ý kiến còn nhận định rằng đã là sinh viên thì phải có trò này trò kia, mỗi thời sẽ có một kiểu nghịch, chả phải các cụ có câu: "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò".

Bạn có tên Julie Dương trách báo chí: "Nói chung là cánh báo chí nghiêm túc đúng chỗ sinh viên đang vui đùa, nên mới có cái nhìn nhận thiển cận".

Cần đánh giá trên nền tảng văn hóa


Là người khá quan tâm đến sự việc này, chị Huyền Dương một phóng viên trẻ cũng đã đưa ra quan điểm của mình: "Tôi thiết nghĩ, việc bảo vệ di tích đương nhiên mình phải bảo vệ, di tích nào cũng như nhau, nhưng việc đối xử với di tích thì phải quan tâm đến việc chúng ta có xâm hại đến di tích đó hay không? Nếu đây là hành động xảy ra ở một ngôi chùa chả hạn, thì nó mới đi ngược lại với giáo lý đạo Phật, nó mới là phản cảm".


Di tích Hoàng Thành cũng chỉ là nơi sinh hoạt bình thường của vua chúa.

Bên cạnh đó, chị Dương cũng phân tích: "Hoàng thành chỉ là nơi sinh hoạt bình thường của vua chúa, trong đấy có những sinh hoạt hết sức đời thường, gồm cả sinh hoạt phòng the. Trong khi các bạn ấy ăn mặc bình thường cũng không có gì quá đáng, nên khi xem vấn đề phải xét nó có sự tương chiếu hay không? Ở đây nó không xâm hại gì đến nền tảng văn hóa nào".

Theo quan điểm của chị Dương, những ai không có kiến thức văn hóa hiểu rõ về Hoàng thành thì cũng không nên phát ngôn, phán xét những hành động này.

Đồng tình khi nhắc tới khu di tích lịch sử thiêng liêng, độc giả Lê An cho biết: "Hoàng thành thì sao nhỉ? Hoàng thành là nơi linh thiêng thành kính, nhưng đây chỉ là di tích lịch sử cũng như bao di tích lịch sử.

Có điều đây là nơi sinh sống và làm việc của vua quan, của giới quyền lực và giàu có của các triều đại phong kiến cũng được gọi là nơi xa hoa cái gì cũng có của những ngày xưa. Và tất nhiên như vậy cũng chẳng phải cái gì ở đâu xưa cũng hay ho, chẳng phải các triều đại có các sự kiện loạn luân, cha con, anh em giết nhau giành ngôi đấy thôi. Đấy cũng là một phần lịch sử văn hóa của các triều đại phong kiến của đất nước, nên chụp những hình ảnh đó ở Hoàng thành thì chẳng có gì là thất kính xúc phạm".

Theo Đất Việt

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao