Hành trình làm bố đầy chông gai của người đàn ông 37 tuổi

Từng trải qua nỗi đau dai dẳng mất con đầu lòng, bản thân cũng rất ám ảnh chật vật khi vợ chồng đón nhận tin vui lần 2, vì thế với ông bố bình dị 37 tuổi, mỗi thời khắc được bên con đều là điều diệu kỳ không thể quên được.

Câu chuyện về hành trình làm bố gần 5 năm qua của ông bố trẻ Cao Mạnh Tuấn, 37 tuổi (Phóng viên, phụ trách phát triển cộng đồng kênh truyền hình VTV24) dù ở thời điểm quá khứ hay hiện tại đều khiến bất cứ những ai biết đến hoàn cảnh của anh đều phải cảm động, khâm phục. 

Gia đình nhỏ của Tuấn cùng vợ là Nguyễn Thị Lan Phương, 30 tuổi (buôn bán tự do) và con trai nhỏ Cao Mạnh Dũng, hơn 2 tháng tuổi (tên thường gọi là bé Dê) tại một căn hộ chung cư ở Khu đô thị Nam Trung Yên, Hà Nội.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37
Ông bố trẻ Cao Mạnh Tuấn, 37 tuổi cùng con trai nhỏ hơn 2 tháng tuổi

2 năm vẫn dai dẳng với nỗi đau mất con gái đầu lòng 

Tính đến thời điểm này, vợ chồng anh chị Mạnh Tuấn - Lan Phương đã kết hôn được gần 5 năm. Song trong 5 năm ấy, để đến được với hành trình làm bố, làm mẹ lần thứ 2 của mình mới đây, vợ chồng trẻ này đã phải cùng nhau trải qua biết bao vất vả, đau khổ, thậm chí là đối mặt với biến cố với nỗi đau mất con gái đầu lòng (tên thường gọi là bé Mèo).

Làm báo và bản thân từng được tiếp xúc với rất nhiều hoàn cảnh đặc biệt, cũng như nhiều người khác, ông bố này từng nghĩ anh là một người may mắn nên luôn cố giúp những hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Nhưng một ngày, khi bản thân anh không may rơi vào hoàn cảnh trớ trêu này, là người trụ cột gia đình, cũng gần như mất phương hướng và tách ra khỏi thế giới xung quanh. Đây thực sự là một quãng thời gian khó khăn đặc biệt nhất của ông bố trẻ này.

Phương Anh - tên của bé Mèo, con gái đầu lòng của vợ chồng anh Tuấn sau nhiều tháng điều trị chiến đấu với bệnh bị ung thư máu, cuối cùng vẫn không qua khỏi. Dù cho, bé Mèo đã được cộng đồng mạng cùng chung tay hiến hơn 40 đơn vị máu của hơn 100 người. Đây cũng là trường hợp đầu tiên 1 bệnh nhi nhận được sự ủng hộ lớn đến vậy từ cộng đồng mạng.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37
Những khoảnh khắc hạnh phúc của vợ chồng anh bên con gái đầu lòng

Trước khi đưa bé Mèo nhập viện Huyết học chiến đấu với bệnh ung thư máu, để có những ngày tháng đáng nhớ bên nhau, ông bố này đã lên kế hoạch cùng vợ con đi du lịch vài nơi trước khi cả nhà nhập viện. Tại kỳ nghỉ đặc biệt này, vợ chồng anh đã có một khoảng thời gian thực sự hạnh phúc và chia sẻ với nhau mọi điều. Nhờ đó, vợ chồng anh hiểu nhau hơn, đồng lòng hơn.

Chính vì thế, sau khi đưa bé Mèo nhập viện, mỗi ngày phải đối mặt với sự thật con gái đang yếu dần đi và có thể rời bỏ thế giới này bất cứ lúc nào, vợ chồng trẻ này vẫn luôn gắng gương: “Sáng, tôi đi làm nhưng tối vào viện trông con ban đêm đỡ vợ. Tôi đi làm nên mọi việc gần như phụ thuộc hết vào vợ. Thời điểm đó tôi thương vợ lắm. Mọi sinh hoạt của cô chỉ quanh quẩn trong khuôn viên Viện huyết học. Con đau, con quấy, đưa đi khám, đi tiêm, nhìn con đau đớn, tôi không chịu được. Ấy vậy mà cô ấy phải chứng kiến và làm hết. Cô ấy thực sự mạnh mẽ hơn tôi rất nhiều.

Cũng phải nói thật, tôi chẳng biết giúp vợ thế nào. Nhiều lắm cũng chỉ là đỡ vợ vài việc vặt, cố gắng bế, dỗ con cả đêm cho vợ ngủ lấy sức. Nhiều lúc tôi phải nhờ bạn bè đến rủ vợ đi chơi, café hay đi đâu đó ăn uống cho khuây khỏa”.

Có những lúc trong viện, vợ chồng anh thật sự tuyệt vọng khi bệnh tình của bé Mèo cứ xấu dần đi: “Đã thế thi thoảng lại nghe tin một cháu cùng phòng mất. Vợ chồng tôi sốc lắm. Vẫn biết một ngày nào đó cháu sẽ đi xa nhưng... là bố mẹ, tôi và vợ thật khó để mỗi ngày phải đối diện với sự thật đó”.

Phải đối mặt với nỗi đau mất con gái đầu lòng, với ông bố này, điều đó thật sự rất khó khăn để chấp nhận sự thật cũng như câu chuyện này: “Thật khó để kể lại câu chuyện này. Không phải vì tôi không muốn gợi lại mà cá nhân tôi tự cảm thấy mình đã không làm hết sức dù vẫn biết cuối cùng cháu vẫn rời xa chúng tôi”.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37
Sau biến cố mất con, người bố này đã bị trầm cảm 1 thời gian dài và luôn nhớ con

Cho đến nay, dù đã chấp nhận sự thật bé Mèo đã đi xa trong bất khả kháng, không thể làm gì hơn của người trong cuộc, nhưng ông bố này vẫn rất nhớ con: “Ở một khía cạnh nào đó, cháu thực sự là niềm hi vọng, là hạnh phúc của chúng tôi. Thậm chí tôi đã từng vẽ ra một tương lai cùng cháu sống với căn bệnh thế nào. Nhưng thôi thì mọi chuyện cũng đã qua, chúng tôi phải nhìn về tương lai”.

Có lẽ vì vậy, sau biến cố mất con gái đầu lòng, bản thân anh là chồng là bố nhưng đã bị trầm cảm 1 thời gian dài. Anh không dám đến những chỗ đông người, hạn chế đi thực tế viết bài hay tiếp xúc những hoàn cảnh đặc biệt. Cho dù anh cố gắng tỏ ra vui vẻ trước mặt mọi người. Nhưng phía sau đó, anh vẫn không dứt ra được sự ám ảnh. Chính vì stress về mặt tâm lý này nên đó cũng là 1 phần nguyên nhân lớn đã khiến vợ chồng anh sau cú sốc mất gần 2 năm mới đến được với hành trình làm bố mẹ lần 2.

Và điều diệu kỳ hiện tại

Gần 2 năm sau ngày mất con gái đầu lòng, một lần nữa, tin vui có con lần 2 đã đến với vợ chồng Tuấn Phương rất tình cờ: “Thực sự là vợ chồng tôi không biết là đã có con cho đến khi chụp chung 1 bức ảnh ở Sapa. Bạn bè thấy ảnh trên FB thì vào chúc mừng vì “nhìn mặt vợ là biết”. Khi đó chúng tôi chỉ xác định hai vợ chồng phải đi chơi cho thật thoải mái, quên hết chuyện cũ thì mới có hi vọng có cháu. Và khi về Hà Nội, kiểm tra, có kết quả, tôi đã say. Lâu lắm rồi tôi mới say như vậy”.

Tuy không muốn so sánh cảm xúc của 2 lần đón nhận tin vui vợ bầu bí. Nhưng thực sự, người chồng này phải công nhận, mọi thứ với anh lúc đó thật tuyệt vời. Và anh lại lên “kế hoạch” quên đi chuyện cũ và sẵn sàng chào đón thành viên rất đặc biệt này của gia đình mình.

Nhưng đón nhận tin vui lần này, khiến một lần nữa, vợ chồng anh lại sống trong lo lắng xen lẫn hạnh phúc. Bởi: “Điều đó thật khó diễn tả và có lẽ chỉ những ai rơi vào hoàn cảnh như vợ chồng chúng tôi mới hiểu được thời gian mong chờ con chào đời đó dài như thế nào. Với tôi, con nào cũng là con và điều tôi lo ngại nhất là liệu lần này có gì đó không ổn cho con, cho vợ không”.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37
Ngày bé Dê chào đời, hạnh phúc như vỡ òa với cặp vợ chồng này.

Như đã nói, điều anh Tuấn lo lắng nhất là sẽ lại có chuyện gì đó xảy ra với cả vợ và con trai. Thực tế, vì bị chuyện cũ ám ảnh nhiều nên suốt thời kỳ dài sau khi mất con, vợ chồng anh đã phải đi khám, chăm sóc rất kỹ càng. Mặc dù không đến mức tháng nào cũng đi khám, bác sĩ nào cũng nhờ vả nhưng nếu làm được bất cứ điều gì tốt, vợ chồng anh đều cố làm.

Anh tâm sự: “Điều chúng tôi làm đầu tiên (trước khi có em bé) đó là một việc mà rất nhiều người Việt Nam không làm. Đó là xét nghiệm gen, sức khỏe sinh sản của cả hai vợ chồng. Vấn đề không chỉ ở chuyện của vợ chồng tôi mà nhìn từ nhiều người, trong đó có những người bạn tôi. Bởi có nhiều bài học đã xảy ra mà không thể sửa chữa được”.

Tiếp đó, khi có bầu bé Dê, để đảm bảo bé Dê khỏe mạnh, vợ chồng anh Tuấn đã đi chọc ối. Mặc dù kết quả tốt nhưng cũng chỉ có thể khiến vợ chồng anh vui chứ chưa thực sự an tâm. Ngoài ra, rút kinh nghiệm lần mang thai đầu, lần này anh Tuấn không đưa vợ đến những phòng khám tư nhân mà vào bệnh viện để có chuẩn đoán của các bác sĩ thực sự có kinh nghiệm. Theo đó, chế độ ăn uống của vợ anh cũng được điều chỉnh, không còn ăn quá nhiều hay theo sở thích mà có sự cân nhắc khoa học hơn. 

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

“Vợ tôi vốn là người năng động nhưng khi đó cũng phải hạn chế bớt công việc. Nói chung, chúng tôi đã phải thay đổi rất nhiều về lối sống khi có cháu thứ 2. Nhưng kiêng cữ, chăm sóc là vậy, mẹ cháu Dê vẫn bị tiểu đường thai kỳ. Vậy là lại thêm một thời gian dài với chế độ ăn kham khổ, vận động nhẹ nhàng, sinh hoạt lành mạnh, không khí gia đình phải vui vẻ... Tất nhiên tôi là chồng, là bố một lần nữa lại phải cố nhăn răng ra cười chỉ để vợ vui dù đôi lúc đi làm về cũng mệt mỏi lắm” - Anh Tuấn chia sẻ thực lòng về gia cảnh nhà mình.

Khó khăn trong lần đầu sinh nở nên lần thứ 2, dù giá có đắt đỏ thì vợ chồng anh cũng chọn đẻ dịch vụ. Mặt khác, người chồng tâm lý này cũng thực sự muốn mình được là người đầu tiên nhìn thấy con, được san sẻ cơn đau cùng vợ. Đó là lý do anh Tuấn đã chọn dịch vụ này.

Ngày vợ sinh con lần thứ 2, một lần nữa, anh lại được chứng kiến sự mạnh mẽ của bà xã. Và đây là lần đầu tiên anh được mắt thấy tai nghe thấy sự vĩ đại của các bà mẹ. Có lẽ vì vậy, lúc vợ vượt cạn, anh thấy mình vô dụng, chẳng giúp được gì.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Và phút giây nhìn thấy con trai bé nhỏ chào đời, cũng như những người bố khác, anh Tuấn có cảm xúc rất lạ: “Có thể các bạn cười tôi. Nhưng mong muốn đầu tiên khi tôi nhìn thấy con của mình là trong tình trạng cháu khóc. Tôi mong cháu khóc thật to, thật khỏe, thật lâu, thật dữ dội. Tôi coi đó như một lời chào của con đến tôi. Lý do bởi với con đầu, khi tôi được bế cháu, cháu đã nhoẻn miệng cười rất tươi. Đó là một nụ cười ám ảnh tôi, có lẽ sẽ theo tôi đến suốt cuộc đời. 

Vì thế, tôi muốn con trai sinh ra sẽ phải có gấp đôi những gì con đáng phải có. Con phải khóc gấp đôi, con phải khỏe gấp đôi, phải chơi gấp đôi và cũng phải ngoan gấp đôi...  Bởi con phải có cả những gì chị con chưa kịp có... Và ít nhất đến thời điểm đó, con đã làm được điều này”.

Cứ thế, niềm hạnh phúc chào đón bé Dế đến với thế giới  này chưa kéo dài được bao lâu thì chính ngày Dê chào đời, tinh thần và thể chất của người bố này lại bị thử thách một lần nữa khi bé Dê được tách riêng để theo dõi sau sinh 3 ngày với lý do tiền sử bé đầu có bệnh và mẹ cháu tiểu đường thai kỳ. 

Dù biết khi đó, bản thân lo lắng một thì vợ lo lắng 10 phần nhưng vì không yên tâm nên anh đã phải tìm mọi cách để được gặp con trai nhỏ. Anh cũng bố trí bằng được cho vợ anh được gặp con sớm nhất có thể. Và buổi đầu tiên vợ anh vào gặp con, anh đứng ngồi không yên, cứ chốc một lại phải mở hé cửa phòng cách ly ra ngó. Chỉ khi nhìn thấy vợ anh hạnh phúc ôm con rồi thì anh mới bớt lo lắng phần nào.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

“Điều gì trong hành trình làm bố cũng thật diệu kỳ và không thể quên được”

Tự nhận mình là người không giúp vợ được nhiều, lại có tính cách hơi khô khan, không biết an ủi, không khéo chiều nên khi vợ mang bầu hay ở cữ, vợ cứ nhờ cái gì thì anh cố gắng làm cái đó. Nhưng không một công việc nào mà ông bố này lại không biết làm. Từ việc chăm con, tắm cho con sơ sinh, cho con ăn, chơi với con, thay bỉm tã, giặt giũ… ông bố này đều làm tinh tươm cả.

Nói về việc chia sẻ với vợ việc nhà, chăm con, với anh: “Thực ra thì chẳng có việc gì mà các ông bố không làm được cả. Vấn đề là họ có muốn làm hay không mà thôi. Với tôi, tôi có lợi thế đã từng chăm em từ nhỏ nên cơ bản, tôi biết cần phải làm gì. Với con đầu, tôi cũng đã từng làm những việc chăm con như thế nên không có gì quá lạ. Hơn nữa vợ tôi cũng khuyến khích tôi làm những điều đó. Mà có một thực tế là nhà tôi khá neo người, vợ thì bận việc vợ, chồng lại bận việc chồng. Hai người mà không chia sẻ nhau việc chung thì dễ đổ vỡ lắm. Vậy nên giúp nhau được gì thì cố mà giúp thôi. Hơn nữa, cá nhân tôi thấy quanh tôi rất nhiều ông bố đảm, chăm con rất khéo. Nếu so sánh, tôi vẫn còn chăm sóc “cắc bụp” lắm”.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37
Công việc hàng ngày của ông bố 37 tuổi này ngoài công việc là chăm con, cho con ăn, tắm cho con và phụ giúp vợ bất cứ việc gì đều không nề hà

Ông bố 37 tuổi này cũng cho biết, thời điểm này, bé Dê trộm vía đã hơn 2 tháng và đang phát triển bình thường nên như bao đứa trẻ khác. Bé Dê đã bắt đầu biết hóng chuyện và ú ớ trò chuyện cùng bố. Do đặc thù nghề báo, anh Tuấn thường hay làm việc khuya và hay đi làm không theo giờ giấc cố định nên anh luôn cố gắng tận dụng những giờ sáng, trưa hoặc tối để trò chuyện với con trai. 

“Sáng có lẽ là thời điểm thích hợp nhất để hai bố con tôi nói chuyện. Cháu thì hay dậy sớm, tôi thì hay làm khuya nên việc cùng nhau trò chuyện vào lúc 6-7h sáng quả thực là một thử thách. Nhưng nhìn cháu cười toe toét mỗi khi bị chọc, o oe những câu vô nghĩa mỗi khi bố hỏi chuyện là tôi tỉnh ngủ. Đôi lúc hai bố con cứ ú ớ, ô a, nói những câu chuyện chẳng ai hiểu gì cũng thật là vui. Vậy nên  bất cứ lúc nào có thể, tôi sẽ về nhà và làm cái việc rất “vô nghĩa” đó với con” - Anh hạnh phúc cười nói.

Vừa đi làm vừa cân bằng thời gian làm bố, chơi với con, nhưng người bố này\không gặp nhiều khó khăn trong việc sắp xếp thời gian. Bởi, anh đã bỏ thói quen la cà nhậu nhẹt với bạn bè từ khi lấy vợ. Thường thì chỉ khi nào vợ về quê chơi, anh ở Hà Nội một mình thì mới tận dụng lên phố thăm bạn bè. Với công việc thì nói thật, khi cần thiết anh vẫn tìm cách dứt ra bởi biết chẳng bao giờ hết việc. Hơn nữa, ông bố này cũng quan niệm, không có việc này sẽ có việc khác chứ con không thể nói vậy được.

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37

Hành trình làm bố lần 2 sau bao ám ảnh mất con lần đầu của ông bố tuổi 37
Với anh, điều gì trong hành trình làm bố cũng thật diệu kỳ và không thể quên được

Khi hỏi về một kỷ niệm khó quên nhất của anh đối với con, người đàn ông này thừa nhận luôn: “Kỷ niệm ư? Nhiều lắm. Có lẽ với tôi mỗi mốc thời gian trong quá trình từ khi vợ mang bầu cho đến lúc này đều không thể quên được. Quên sao được hình ảnh bụng vợ cứ to dần lên và da bụng thì cứ rạn hết cả. Quên sao được cảm xúc khi cầm tờ kết quả chọc ối cho biết cháu hoàn toàn khỏe mạnh.

Thiêng liêng lắm chứ khi vợ tôi nằm trên bàn đẻ cả đêm, rặn mãi cậu Dê mới chào đời. Sướng lắm chứ khi được nghe tiếng khóc váng tai của đứa con bao ngày vợ chồng mong đợi. Cả lúc cháu bất ngờ được bác sĩ bế khỏi phòng cách ly đặt vào lòng mẹ cháu, thật nhẹ lòng. Rồi thì lại một lần nữa kết quả máu gót chân của cháu thông báo cháu không mắc bệnh gì... Với tôi, điều gì cũng thật diệu kỳ và không thể quên được”.

Hiện tại ước mong lớn nhất của ông bố Cháu không phải trở thành một cái gì đó thật đặc biệt, khác với mọi người. Nếu có gì đó riêng tư một chút, có lẽ tôi muốn cháu sẽ yêu thiên nhiên, yêu động vật, yêu cuộc sống xung quanh và sẽ hòa mình vào nó. Nếu có gì đó mang tính “ép buộc”, thì đó chính là những gì tôi đang chuẩn bị và sẵn sàng chia sẻ với cháu về tình yêu thiên nhiên qua những câu chuyện, những chuyến đi. Nhưng trên hết, sẽ vẫn phải là lựa chọn của cháu”.bình dị yêu con này là mong cậu bé Dê sẽ lớn lên bình thường như bao đứa trẻ khác. Anh cũng muốn con sẽ phát triển tự nhiên mà không phải gò ép theo bất cứ mong muốn riêng của một ai: “

Theo  Trí Thức Trẻ

Tin tức mới nhất