K-Pop: Những đứa trẻ vô tội cay đắng vì giấc mơ thần tượng

– Trở thành thực tập sinh của các công ty giải trí với ước mơ trở thành Idol, nhiều đứa trẻ đã phải làm việc cật lực dù chẳng ai có thể đảm bảo được tương lai của chính họ.

Ước mơ chính đáng

Người hâm mộ K-Pop không còn xa lạ gì với những thần tượng tuổi teen khi họ bắt đầu sự nghiệp ca hát dù chưa đến 16 tuổi. Ngày càng nhiều những “em út, cậu út” xuất hiện trong những nhóm nhạc thần tượng dù tuổi đời của họ còn quá trẻ.

Mới đây, công ty giải trí Pledis Entertainment đã phát triển dự án nhóm nhạc Seventeen thông qua một chương trình đào tạo được phát sóng trên truyền hình. Điều gây ngạc nhiên cho khán giả chính là sự xuất hiện của thành viên Samuel chỉ mới 11 tuổi. Đám đông khen ngợi Samuel hết lời. Samuel đã tìm ra điều mà cậu thực sự muốn làm trong cuộc sống của mình. Cậu gia nhập công ty giải trí, trở thành thực tập sinh và sẽ được ra mắt như một ca sĩ thần tượng.



Ở tuổi của Samuel, nhiều đứa trẻ khác đang theo đuổi bước mơ như lính cứu hỏa, bác sĩ hay bất cứ thứ gì mà họ thích. Tuy nhiên điều khác biệt ở đây là những đứa trẻ khác có thể thay đổi ước mơ lúc chúng trưởng thành, còn Samuel thì không thể, cậu bé bị rằng buộc ước mơ bởi bản hợp đồng đã kí.

Sự thật thì Samuel không phải là đứa trẻ duy nhất trong nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc. GP Basic từng khuấy đông những tranh cãi khi họ ra mắt vào năm 2010 với “em út” Janey khi chỉ mới 11 tuổi. Tiếp nối cuộc tranh cãi này, nhiều công ty giải trí đã cho ra mắt nhiều nhóm nhạc tương tự. Trong đó nổi bật với nhóm nhạc nữ ít được biết hơn là G-Story gồm các thành viên trên dưới 10 tuổi.

Với sự trẻ hóa độ tuổi của các Idols trong ngành công nghiệp giải trí Hàn Quốc đã thực sự xuất hiện những mối lo ngại khó lường.

Những mối lo ngại

Nền công nghiệp giải trí Hàn Quốc như một bộ máy được điều khiển bởi các “ông chủ” đứng đầu mỗi công ty với nghệ sĩ của họ bằng các hợp đồng ràng buộc. Nhiều thần tượng cũng như thực tập sinh đã phải đối tốt với quản lý – người quyết định mọi thứ từ số tiền họ nhận được đến việc họ ăn những gì trong thực đơn hàng ngày. Và tất nhiên, với những đứa trẻ chưa đủ hiểu và đủ trách nhiệm có thể tạo nên những “bi kịch” mà ngay đến họ cũng không thể lường trước được.

Những ca sĩ thần tượng dùng toàn bộ thời gian của mình để thực hiện những liveshow, trở thành ngôi sao khác mời trên những kênh radio, đi tour, tham gia đóng phim hay đơn giản là dành hàng giờ trong phòng thu chỉ để nghe ca khúc của chính họ. Họ ngủ khắp mọi nơi và mọi lúc có thể, trên xe bus, trong phòng thay đồ, trên tàu điện ngầm… Họ trở về ký túc xá khi đã kiệt sức, và thay vì được trở về bên cạnh gia đình của mình thì họ bị “ép” đi ngủ trong vài tiếng ngắn ngủi. Tất nhiên, lịch làm việc như vậy không ngoại trừ những đứa trẻ (như Samuel).

Bên cạnh đó, những bản hợp đồng được xem là “nộ lệ” cũng ràng buộc đối với những thần tượng trẻ tuổi. Ca sĩ khó có thể khiếu nại hay thay đổi hợp đồng mà họ đã kí. Họ có thể sẽ phải trả lệ phí “cắt cổ” hoặc phải đối phó với lệnh trừng phạt của  các “ông chủ” K-Pop hay những quản lý của họ.

Khán giả còn nhớ đến vụ việc thành viên Han Geng (cựu thành viên nhóm nhạc Super Junior) đã đâm đơn kiện công ty SM. Entertainment. Chàng ca sĩ - vũ công người Trung Quốc này đã kí vào bản hợp đồng kéo dài 13 năm với công  ty quản lý. Tất nhiên, công sức của anh lại không được đền đáp xứng đáng trong suốt thời gian anh hoạt động cùng nhóm nhạc. Sự nghiệp âm nhạc của Han Geng cũng phải “bỏ lửng” trong vòng hơn 2 năm bởi “lệnh trừng phạt” của công ty quản lý. Lúc Han Geng kí kết hợp đồng, anh còn quá trẻ để hiểu được những khó khăn mà anh phải đương đầu khi trở thành thực tập sinh cũng như một thần tượng trẻ tuổi.



Ở một khía cạnh khác, nền âm nhạc Hàn Quốc đang vận hành tương tự như nền âm nhạc phương Tây. Những ca khúc đều có chủ đề chung về tình yêu, các mỗi quan hệ tình cảm và thậm chí là tình dục. Ngoài ra, các nhóm nhạc tay nhau trưng diện những bộ quần áo hở hang trong những tiết mục biểu diễn, video ca nhạc hay những bức ảnh thời trang. Sự phát triển của vũ đạo trong những bài hát cũng gợi cảm quá mức và trở thành “con át chủ bài” trong những Video âm nhạc. Tất nhiên, “trẻ con” chưa đủ trưởng thành để hiểu đầy đủ tĩnh yêu lãng mạn hay tình dục là gì. Những điệu nhảy, trang phục của họ cũng không phải là “gợi ý” tốt cho những khán giả trẻ tuổi. Nhưng hàng ngày, các thần tượng trẻ vẫn thực hiện những điều đó.



Đằng sau những giấc mơ


Trở lại với câu chuyện của Samuel, ở độ tuổi 11 của cậu bé, những đứa trẻ khác đang dành thời gian vui chơi với bạn bè, làm bài tập về nhà, chơi trò chơi điện tử, đọc sách, học nhạc cụ hay bất cứ hoạt động nào. Tuy nhiên, Samuel và những đứa trẻ có giấc mơ thần tượng khác lại tách biệt với cuộc sống bằng lịch làm việc kín đặc. Thời gian biểu của chúng là sáng đến trường, tối luyện tập ở phòng thu âm và trở về kí túc xá khi đêm muộn. Họ đang theo đuổi ước mơ của mình, nhưng lại bị đặt dưới áp lực của hợp đồng và những kế hoạch của các công ty quản lý.

Những thần tượng trẻ tuổi có thể trở thành cái tên của công cuộc marketing và quảng cáo của các công ty giải trí K-Pop. Hầu hết mọi đứa trẻ lại chưa đủ chín chắn để hiểu rằng họ có thể đang bị lợi dụng dù được quảng bá là những “em út dễ thương”. Nhiều công ty giải trí K-Pop tuyển dụng nhiều thực tập sinh trẻ tuổi, những người có thể kiếm lại nguồn lợi nhuận mà không nghĩ về hậu quả khi họ còn quá trẻ.



Một vài người nổi tiếng của K-Pop đã ra mắt lúc còn trẻ và thực sự giỏi, ví dụ như thành viên Taemin của SHINee hay Minzy của 2NE1. Nhưng liệu họ đã trưởng thành về tinh thần và cảm xúc để xử lý những áp lực khi trở thành một thần tượng ở độ tuổi như vậy, hay đơn giản là tìm cách đối phó với nó… Ở thời điểm hiện tại, K-Pop có không ít những đứa trẻ tham gia vào showbiz ở độ tuổi 13, 14 tuổi. Sẽ thế nào nếu khán giả nhìn thấy một đứa trẻ 6 tuổi trên sân khấu vào một ngày nào đấy?

Lục Huy
(Theo SB)

Tin tức mới nhất