Khám phá cách đón Tết của các teen thế giới

Mỗi nước đều có những phong tục rất riêng và ấn tượng.

Thái Lan

Là một đất nước chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo nên các teen Thái cũng ăn Tết theo lịch nhà Phật. Trong tiếng Thái, Tết cổ truyền mừng năm mới là Songkran, được tổ chức từ ngày 13-15/4. Đây là thời điểm để các teen nước này tỏ lòng kính trọng với Đức Phật. Hoạt động không thể thiếu của người dân Thái là tắm cho tượng Phật. Sau nghi thức này, teen Thái sẽ được tham gia rất nhiều lễ hội, nhiều buổi diễu hành, cuộc thi sắc đẹp được tổ chức tưng bừng. Ngoài ra, các bạn ấy còn thử sức nấu các món ăn truyền thống và mặc các trang phục nhiều màu sắc.

Đặc biệt, trong tết Songkran, người dân sẽ té nước lên nhau bằng xô, súng phun nước... Người nào càng được té nhiều nước càng may mắn. Đặc biệt, nếu teen mà té nước vào người lớn tuổi thì sẽ không bị coi là vô lễ mà đó là thể hiện lòng tôn kính đấy.

Phong tục đón Tết trên thế giới

Phong tục đón Tết trên thế giới

Ai Cập

Ai Cập là một nền văn minh cổ đại. 40 năm trước công nguyên, họ đã có thể quan sát các hiện tượng thiên nhiên. Người Ai Cập lấy nước sông Nil dâng cao nhất làm ngày bắt đầu năm mới, gọi là “năm mới nước lên”.

Phong tục đón Tết trên thế giới

Theo phong tục, trong ngày Tết người Ai Cập bày trước cửa nhà một chiếc bàn, trên đó gồm hàng loạt các loại như: đậu nành, đậu lăng, cỏ linh lăng, lúa mì. Ngoài ra còn có mầm cây tươi của một số loài thực vật khác để tượng trưng cho sự sung túc, dư giả. Người Ai Cập quan niệm, cúng thần linh càng nhiều lễ vật, mùa màng trong năm mới sẽ thu hoạch càng nhiều.

Teen Ai Cập thường mặc quần áo sặc sỡ dù bình thường chuộng màu tối hơn. Mọi người sẽ tập trung tại các nhà thờ lớn để cầu nguyện và sau đó về nhà để cùng ăn bữa tiệc năm mới. Điều đặc biệt là các gia đình Ai Cập sẽ không uống rượu trong năm mới đâu nhé!

Đức

Cũng giống như các nước Châu Âu khác, người Đức ăn Tết theo Dương lịch, thông thường là một tuần. Khi đồng hồ điểm 0h đêm giao thừa cũng là lúc mà giới trẻ Đức ôm và trao nhau những nụ hôn nồng thắm, chúc nhau năm mới an lành bằng câu nói "Gutes Nue Jahr" hoặc "Happy New Year". Sau đó, mỗi gia đình sẽ quây quần bên nhau trong những bữa tiệc thịnh soạn và cùng nhau xem các chương trình truyền hình đặc biệt. Theo quan niệm xưa, các teen Đức sẽ ăn cà rốt và bắp cải để mong sự ổn định và tiền bạc dồi dào.

Trong dịp năm mới, các gia đình ở Đức thường đặt những cây linh sam được trang trí đầy hoa trước cửa nhà. Trên phố, mỗi người cầm một cây hamornica và accordion chơi những điệu nhạc vui vẻ chào đón năm mới. Ở những vùng nông thôn, người Đức thường tổ chức các cuộc thi leo cây, thể hiện sự may mắn cho một năm mới. Teen Đức còn tham gia phong tục nhúng chì đã nấu chảy vào nước lạnh và đoán hình dáng của viên chì để dự đoán tương lai. Nếu hình dáng viên trì có hình trái tim thì sẽ có đám cưới, hình con tàu là chuyến đi du lịch…

Ấn Độ

Tết ở Ấn Độ bắt đầu từ ngày 31.10 và kéo dài trong 5 ngày. Ngày Tết này còn có một cái tên khác là Diwali – lễ hội ánh sáng. Đây là sự kết hợp các nghi lễ tôn giáo đa dạng, phức tạp như Hindu, Muslim... Trong thời gian lễ hội, toàn đất nước Ấn Độ được thắp sáng bằng những ngọn nến và đèn lồng truyền thống; ai cũng cầu nguyện mọi điều tốt lành và tặng quà cho nhau. Đây còn được gọi là Lễ hội ánh sáng vì mọi người có phong tục thắp đèn dầu bấc vải (gọi là dipa) để ăn mừng chiến thắng của thần Krishna trước Narakasura, biểu tượng cho chiến thắng của cái thiện trước cái ác.

Phong tục đón Tết trên thế giới

Cũng như ở Việt Nam, trong dịp Tết ở Ấn Độ, các bạn teen phải đặc biệt kiêng tức giận, cãi vã. Ra đường dù quen biết hay không, các bạn đều tay bắt mặt mừng, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất.

Iran

Iran theo lịch Hồi giáo nên ngày Tết không cố định mà thường diễn ra vào cuối tháng 3, kéo dài trong 4 ngày. Trong dịp Tết cổ truyền này, gia đình các teen thường đốt lửa khắp nơi để trừ tà. Một thứ không thể thiếu trong Tết của người Iran đó là mâm “haft sin”, nó gần giống như mâm ngũ quả của người Việt đấy. Haft sin là biểu tượng, là ước muốn no đủ, hạnh phúc của con người xứ "nghìn lẻ một đêm", là lễ vật bày tỏ sự kính trọng, biết ơn đến Thượng đế. Haft sin thực chất là bảy thứ có chữ viết đầu bằng chữ “sin” trong bảng chữ cái của người Iran (haft có nghĩa là bảy, sin tương đương với chữ cái “s” trong bảng chữ cái tiếng Việt). Số bảy được coi là con số thiêng liêng trong văn hóa Iran từ những ngày xa xưa. Haft sin chính là đại diện của bảy vị thần: tái sinh, sức khỏe, hạnh phúc, thịnh vượng, niềm vui, sự kiên nhẫn và vẻ đẹp.

Từ mùng 1 tới mùng 3, teen Iran và gia đình sẽ đi thăm hỏi họ hàng và người thân. Mùng 4 họ ra ngoài đi chơi để tránh những điều không may xảy ra.

Nhật Bản


Không giống như các nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc hay Việt Nam, người Nhật ăn Tết theo Dương lịch. Mọi người đều dọn dẹp, trang trí nhà cửa trước Tết. Người Nhật có phong tục đặt cây thông được trang trí trước cửa nhà để trừ tà ma. Đặc biệt trong đêm giao thừa, ở các chùa trên đất nước Nhật Bản đều đồng loạt rung lên 108 hồi chuông để gột rửa 108 lỗi lầm của con người.

Phong tục đón Tết trên thế giới

Món ăn cổ truyền của người Nhật là các món Osechi được trang trí vô cùng kì công và tỉ mỉ. Trong năm mới, teen Nhật thường tặng nhau bưu thiếp và những món quà nhỏ. Mọi người cùng nhau cầu nguyện cho một năm mới với nhiều điều tốt đẹp hơn sẽ đến.

Triều Tiên


Năm mới ở Triều Tiên gọi là "Nguyên nhật”, bắt đầu vào ngày mùng 1 tháng Giêng Âm lịch và có rất nhiều điểm giống với Việt Nam. Các teen và gia đình cũng dọn dẹp nhà cửa, treo tranh, câu đối Tết. Vào đầu năm mới, con cái sẽ chúc Tết bố mẹ, ông bà, bạn bè thì cùng chúc mừng nhau.

Người dân nước này còn có hoạt động đuổi quỉ và đốt tóc. Sáng ngày mùng 1, họ sẽ vứt một người rơm có nhét tiền ra đường để tống khứ ma quỉ và đem tóc rụng vứt ra cửa để trừ tà và cầu bình an.

Trong dịp Tết, mọi người thường ăn một loại cơm gọi là "cơm thuốc". Họ hấp sơ gạo nếp, sau đó trộn thêm mật ong, hạt dẻ, táo, nhân hạt tùng v.v... rồi hấp chín và dùng để đãi khách, cúng tổ tiên để sung túc trong cả năm.

Anh

Phong tục đón Tết trên thế giới

Ở Anh tuy năm mới không tổ chức lớn như Giáng sinh, nhưng nó vẫn có ý nghĩa vô cùng quan trọng với giới trẻ và người dân Anh. Nếu như ở Việt Nam có tục lệ xông đất thì ở Anh có tục "Bước chân đầu tiên". Họ quan niệm rằng người bước vào nhà đầu tiên trong năm mới sẽ là người mang đến may mắn. Thế nên mọi người thường mang bánh và rượu đến nhà nhau, không gõ cửa mà đi thẳng vào nhà. Nhà cửa những ngày đầu năm sẽ không được quét và đặc biệt, những người tóc vàng, tóc đỏ sẽ không được phép xông nhà vì sẽ mang đến điều xui xẻo.

Theo Đất Việt

Tin tức mới nhất