Phút cuối và lá thư để lại của tử tù vừa bị tiêm thuốc độc

Trong trang giấy A4, tử tội Tuấn ăn năn trước những tội mình gây ra. Anh ta dặn bố phải thương yêu mẹ nhiều hơn, em trai không để đấng sinh thành phải thêm khổ.

Sáng nay, tử tù đầu tiên bị tiêm thuốc độc

Trưa 6/8, thi thể Nguyễn Anh Tuấn (27 tuổi ở Mê Linh, Hà Nội) được nhà chức trách bàn giao cho gia đình để đưa về quê an táng. Tuấn là tử tù đầu tiên trên cả nước thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc.

Theo một cảnh sát, trước khi đưa ra phòng tiêm Tuấn có uống ly cà phê, hút thuốc. Anh ta tỏ ra ăn năn vì đã cướp đi sinh mạng của một nữ nhân viên bán xăng ở thị xã Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

Tuấn đững giữa tại phiên xét xử.

Trong bức thư gửi cho người thân trong gia đình viết sáng sớm cùng ngày, tử tội khẳng định dù phải chết nhưng vẫn là "con của bố mẹ". Tuấn viết: "Thưa bố mẹ, hôm nay ngày 6/8, con phải đi đền tội cho những gì con gây ra và giờ phút cuối cùng con muốn gửi đến bố mẹ là lời chúc được mạnh khỏe. Con cũng không muốn bố mẹ vì thương nhớ con quá mà ảnh hưởng đến sức khỏe vì việc gì đến nó cũng phải đến thôi...".

Với nét chữ siêu vẹo và còn sai lỗi chính tả, Tuấn mong bố mẹ lo cho em trai của mình được đàng hoàng; bố phải thương yêu mẹ thật nhiều...

Từ tù viết: "Dù phải chết nhưng con vẫn mãi khắc ghi những gì mà bố mẹ dành cho con. Thôi bố mẹ ở nhà phải giữ gìn sức khỏe thì con đi rồi mới được yên tâm".

Biết mình chưa đền đáp và báo hiếu được gì cho cha mẹ, trước khi mất nam thanh niên 27 tuổi đã dặn cậu em trai của mình phải chú ý đến bố mẹ nhiều hơn, không phải để họ khổ thêm. Anh ta dặn "em hãy nhìn vào gương của anh mà tu dưỡng, tránh những điều tội lỗi em nhé".

Kết bức thư, Tuấn gửi lời chào vĩnh biệt mọi người và không quên nhắn nhủ bố mẹ và em trai không quá đau thương. Có vậy, anh ta ra đi mới yên tâm.

Liên quan đến vụ án, tháng 2/2009, Nguyễn Hải Hoàn và Nguyễn Anh Tuấn quen Bùi Thị Nguyệt (29 tuổi, nhân viên cửa hàng bán xăng) qua một người bạn. Sau vài lần đi chơi, Tuấn biết Nguyệt hay để tiền nhiều trong ví, cất ở cốp xe nên có ý định cướp.

Sau khi bàn bạc, dịp 8/3 Tuấn và Hoàn mang hoa đến tặng cô gái để lấy lòng. Hai ngày sau họ đi uống cà phê. Đến nghĩa trang thôn Bảo Tháp (xã Kim Hoa) Hoàn dí dao vào cổ cô gái đe dọa, dùng dây thừng trói tay, lục soát lấy điện thoại cùng 400.000 đồng trong ví. Khi Nguyệt xin cởi dây trói để đi vệ sinh, Hoàn bất ngờ từ phía sau dùng dao đâm liên tiếp vào lưng. Tuấn giúp sức bằng cách lao vào bịt miệng nạn nhân cho Hoàn dùng dao hạ sát và sau đó vứt xác cô gái.

Hơn hai tháng sau, xác nạn nhân được phát hiện. Gần một tháng truy tìm hung thủ, cảnh sát đã bắt được Tuấn và Hoàn. Trước khi đưa ra xét xử, Hoàn đã tự tử.

Luật Thi hành án hình sự có hiệu lực từ ngày 1/7/2011. Việc thi hành án tử hình thay đổi hình thức từ xử bắn sang tiêm thuốc độc tử tù. Theo Bộ Công an, cả nước hiện có trên 560 tử tù. Trong đó, khoảng 170 người đã đủ điều kiện thi hành án.

Tử tù đầu tiên bị tiêm thuốc độc ở Việt Nam chết nhẹ nhàng hay đau đớn tột cùng?

 Giao thi thể tử tù Nguyễn Anh Tuấn cho gia đình tại viện 19-8. Ảnh: Thanh Lưu.
Giao thi thể tử tù Nguyễn Anh Tuấn cho gia đình tại viện 19-8. Ảnh: Thanh Lưu/Infonet

Thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc được cho là phương thức ưu việt nhất hiện nay, giúp tử tù ít đau đớn nhất và đã được áp dụng ở một số nước trên thế giới từ nhiều thập kỷ trước. Chúng tôi xin giới thiệu quy trình tiêm thuốc độc cho tử tù ở nước ngoài (cũng tương tự như quy trình ở Việt Nam).

Cái chết từ 3 loại thuốc

Quá 12h đêm, các nhân viên trại giam Texas cố định Billy Gardner, tử tù phạm tội giết người, vào băng-ca. Cánh tay Gardner chằng chịt sẹo do sử dụng thuốc kích thích quá độ nhưng các kĩ thuật viên đã nỗ lực và khéo léo đưa mũi kim vào tĩnh mạch của anh ta.

 Tử tù sẽ bị trói cố định vào băng ca
Tử tù sẽ bị trói cố định vào băng ca

Người tử tù lẩm bẩm những lời cuối: “Tôi tha thứ cho tất cả các bạn, hi vọng Chúa nhân từ cũng vậy” và 3 dung dịch chết người theo dây truyền bơm vào cơ thể Gardner. Trong vài giây, anh ta rơi vào trạng thái hôn mê, ho khan và thở khò khè. Đúng 12h24, Gardner tử vong.

Đó là quy trình thông thường của phương pháp tử hình bằng tiêm thuốc. Được nhắc tới lần đầu tiên tại Mỹ vào cuối thế kỉ XIX nhưng phải đến năm 1977, khi chuyên gia y tế người Oklahoma Jay Chapman giới thiệu 3 loại thuốc có thể dùng để xử tử, phương pháp này mới được chấp nhận. Năm 1982, Texas trở thành nơi đầu tiên sử dụng phương pháp này khi tử hình sát thủ 40 tuổi Charles Brooks. Từ đó, tử hình bằng tiêm thuốc trở nên phổ biến tại các nhà tù Mỹ.

Ba loại thuốc được sử dụng lần lượt theo thứ tự là Sodium Thiopental, Pancuronium Bromide và Potassium Chloride.

 Ba loại thuốc được sử dụng lần lượt theo thứ tự là Sodium Thiopental, Pancuronium Bromide và Potassium Chloride.
Ba loại thuốc được sử dụng lần lượt theo thứ tự là Sodium Thiopental,
Pancuronium Bromide và Potassium Chloride.

Sodium Thiopental có tác dụng làm suy giảm hệ thần kinh trung ương, khiến tử tù rơi vào trạng thái hôn mê. Pancuronium Bromide là thuốc gây liệt cơ. Nó sẽ làm tử tù ngạt thở. Cuối cùng, Potassium Chloride làm tim ngừng đập và nhanh chóng dẫn tới cái chết.

Cái chết “đau đớn trong im lặng”

Mặc dù trên lý thuyết là như vậy nhưng thực tế, tử hình bằng tiêm thuốc không hề nhẹ nhàng và nhanh chóng. Phương pháp này mất thời gian hơn bất cứ phương pháp nào khác. Thông thường, mỗi vụ thi hành án kéo dài từ 30 – 45 phút, đặc biệt phụ thuộc vào thao tác tìm ven và đưa mũi kim vào tĩnh mạch tử tù.

Tháng 9 năm 2009, Thị trưởng Ohio đã phải ra quyết định hoãn thi hành án đối với tử tù Romell Broom sau khi nhân viên thi hành án chật vật mà không thể tìm được tĩnh mạch khả dụng trên người tử tù. Broom đã nỗ lực hỗ trợ các chuyên viên bằng cách mát-xa nhẹ cánh tay, giữ cho ống truyền thẳng và chỉ ra những ven mà anh ta cho là có thể sử dụng được nhưng mọi chuyện vẫn không đi đến đâu. Suốt 2 tiếng đồng hồ, Broom nhiều lần nhăn mặt vì đau đớn, thậm chí anh ta còn bật khóc.

Tuy nhiên, trường hợp của Broom không phải là duy nhất. Trong số hơn 500 vụ tử hình bằng tiêm thuốc được tiến hành tại Mỹ từ năm 1982, có khoảng 20 vụ trục trặc. Trong nhiều trường hợp, tử tù phải trải qua cái chết một cách đớn đau tột cùng.

Năm 2011, vụ tử hình Bennie Demps bằng phương pháp tiêm thuốc ở bang Florida đã diễn ra không mấy suôn sẻ. "Anh ta phàn nàn về quy trình và nói rằng mình bị chảy rất nhiều máu", George Schaefer, luật sư của Bennie Demps cho biết. "Họ xé xác tôi rồi!" là những lời cuối cùng Demps hét lên trước khi chết.

Ngoài những rủi ro liên quan tới việc tìm và đưa kim vào tĩnh mạch, các tử tù còn có thể phải trải qua những giây phút cuối đời “đau đớn trong im lặng” nếu không may, Sodium Thiopental, loại thuốc có tác dụng gây mê không được tiêm đủ liều.

"Nhìn bề ngoài thì người tử tù trông khá là thoải mái và thư thái", BS Edward Brunner từ Đại học Y Northwestern nói, "nhưng nếu thuốc ngủ hết tác dụng thì anh ta sẽ tỉnh táo và cảm nhận được hết những thứ đang diễn ra dù bị tê liệt toàn thân và ngạt thở".

Dù vậy, xét một cách tổng quát, tử hình bằng tiêm thuốc vẫn là một phương pháp có tính ưu việt nhất định. Cách hành quyết này có phần nhân đạo hơn tử hình bằng ghế điện, treo cổ và phòng hơi ngạt. Như các chuyên gia nhận định, nhờ tính chất nhẹ nhàng, gọn ghẽ nên tử hình bằng tiêm thuốc đã phần nào che giấu “sự xấu xí của cái chết”.

Clip được trích từ phim True Crime (Mỹ, 1999) mô tả khá chân thực một vụ tử hình bằng tiêm thuốc độc.



Theo Trí thức trẻ

Tin tức mới nhất