Quá trình kén người thị tẩm khó tin của Hoàng đế Trung Hoa xưa

Với các cung tần mỹ nữ trong cung, được Hoàng đế chọn là người sủng hạnh quả thực là một vinh dự lớn, có thể mang tới cơ may đổi đời, một bước lên thành mẫu nghi thiên hạ hay vương phi.

Trong cung đình Trung Quốc xưa luôn có hàng nghìn tú nữ, phi tần mong ước được vua thị tẩm, sủng hạnh, bởi đây không chỉ là vinh dự được qua đêm cùng "long thể" mà còn là cơ hội đổi đời về sau.

Thế nhưng, để có được cơ hội này không hề đơn giản. Nhiều mỹ nữ sống trong cung cả đời cũng không nhận được bất cứ cơ may nào để được Hoàng đế sủng hạnh, nhưng cũng có nhiều cô may mắn  được thị tẩm và từng bước bước đi lên đỉnh cao quyền lực, thậm chí trở thành mẫu nghi thiên hạ.

Chạy xe dê tìm tú nữ

Dưới thời Tấn Vũ Đế (nhà Tây Tấn, người có công thống nhất Trung Hoa sau thời Tam Quốc), trong hậu cung có rất nhiều tú nữ bởi vị Hoàng đế này là người ăn chơi xa xỉ, đam mê tửu sắc.

Số lượng mỹ nữ quá đông nên để giúp việc chọn người sủng hạnh, Tấn Vũ Đế đã phải nghĩ ra cách riêng được xem là hiệu quả nhưng khiến nhiều người ngao ngán.

Theo đó, khi tới giờ sủng hạnh, Tấn Vũ Đế sẽ cưỡi trên xe dê đi qua nơi ở của các mỹ nữ. Nếu xe dê dừng ở đâu thì mỹ nữ nơi đó được thị tẩm Hoàng đế. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng thay vì cưỡi xe dê, Hoàng đế thả dê để dê chạy tứ tung. Nếu con dê dừng ở đâu thì mỹ nữ đó sẽ được qua đêm với Hoàng đế.


Việc chọn mỹ nữ qua đêm của Hoàng đế Trung Hoa xưa không hề đơn giản (Ảnh minh họa)

Vào triều Chu, nữ tổng quản kính sự phòng sẽ theo dõi các vấn đề sủng hạnh, phòng the để đảm bảo mọi thứ đúng quy tắc.

Mọi thông tin liên quan đến ngày giờ quan hệ, gia đình của các mỹ nữ được thị tẩm cũng như dấu hiệu thai nghén sẽ được ghi chép lại trong một quyển sổ. Thậm chí, những người được chọn sẽ đeo nhẫn bạc bên tay phải, sau khi đã sủng hạnh xong sẽ chuyển chiếc nhẫn này sang tay trái. Nếu như phi tần đó có tin vui thì sẽ được đeo nhẫn vàng.

Còn dưới triều Đường, tú nữ đã nhận sự sủng hạnh sẽ được đóng dấu làm từ dầu cây quế vào cánh tay. Loại dấu này sẽ không thể rửa đi được.

Còn Kính Tống đã tìm ra một cách độc đáo để chọn người thị tẩm. Cách của Hoàng đế này là dùng Phong lưu tiễn, chính là mũi tên làm từ giấy có bọc xạ hương bên trong, cung làm bằng vỏ trúc.

Bằng cách này, các phi tần sẽ tập trung và xếp hàng tại một chỗ, đợi Hoàng đế bắn mũi tên giấy về phía họ. Mũi tên hướng vào ai thì người đó được thị tẩm.

Đèn lồng đỏ và lật thẻ bài

Ở Thời Nhà Minh còn có quy tắc đèn lồng đỏ treo cao. Khi ánh mặt trời vừa tắt, màn đem buông xuống thì các phi tần trong hậu cung vội treo 2 chiếc đèn lồng đỏ. Hoàng đế đến cung nào thì có nghĩa phi tần ở cung đó được sủng hạnh, 2 chiếc đèn lồng treo ở cửa được tắt đi.


Mỹ nữ nào được chọn sẽ tắm rửa sạch sẽ, cuộn người trong chăn rồi vác đến cung Hoàng đế (Ảnh minh họa)
 

Sau khi Hoàng đế chọn được nơi nghỉ, Thái giám cũng thông báo cho những phi tần ở các cung khác tắt đèn đi ngủ vì Hoàng đế đã chọn được người sủng hạnh đêm đó.

Dưới triều đại nhà Thanh, để tránh việc một người được chuyên sủng thì Hoàng đế cũng có cách lựa chọn đặc biệt nhằm không vấp phải vấn đề này.

Sau khi Hoàng đế dùng bữa tối, vị quan chuyên phụ trách việc chọn người thị tẩm sẽ đưa cho Hoàng đế một khay bạc. Trong khay bạc này có khoảng 10 thẻ bài màu xanh. Trên thẻ bài có ghi tên của các phi tần dự kiến được sủng hạnh đêm đó. Hoàng đế sẽ chọn một thẻ bài đại diện cho phi tần được thị tẩm.

Tuy nhiên, thẻ bài này phải qua sự phê duyệt của Hoàng hậu. Nếu Hoàng hậu không đồng ý thì Hoàng thượng sẽ phải chọn lại.

Sau khi được chọn, tú nữ sẽ được tắm rửa, trang điểm và nằm trên giường chờ đợi. Khi được đưa đến thị tẩm, tú nữ sẽ không mặc gì, thái giám bịt mắt mình và cuộn chăn bao ngoài người tú nữ rồi vác đến cung Hoàng đế.

Mời bạn đón đọc "Kỳ 2: Những thủ đoạn, mưu mẹo của các tú nữ, phi tần để được Hoàng đế sủng hạnh" trên 2sao.vn vào 7h30 thứ 4, ngày 5/7/2017.

Bình An
Theo Vietnamnet

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/qua-trinh-ken-nguoi-thi-tam-kho-tin-cua-hoang-de-trung-hoa-xua-n-124911.html

thâm cung bí sử lịch sử Trung Hoa

Tin tức mới nhất