Đạo diễn Việt Tú chủ trì lễ phong Nghệ nhân dân gian

(2Sao) - Tối qua 7/5, thông qua những hoạt động nghệ thuật ý nghĩa và giàu bản sắc dân tộc, đạo diễn Việt Tú đã chủ trì buổi phong danh hiệu Nghệ nhân dân gian cao quý.

Chương trình được chia làm 3 phần chính: Phần 1: Trình diễn Tứ Phủ, Phần 2: Trao giải cho các nghệ nhân dân gian Việt Nam 2016, Phần 3: 2 thanh đồng tiêu biểu đại diện trình diễn các giá hầu.

Ở phần 1, vở diễn Tứ Phủ của đạo diễn Việt Tú được trình diễn, đây là công lao của những nghệ sỹ đã đưa thờ Mẫu, hầu đồng vào trong sáng tạo nghệ thuật của mình nhằm giới thiệu với đông đảo công chúng trong nước quốc tế nét đẹp tâm linh độc nhất vô nhị của dân tộc Việt Nam…. Tứ Phủ, một vở diễn của Đạo diễn Việt Tú, Công ty Nhà Hát Việt (Viettheatre) là một minh chứng rõ rệt cho những thành công đó.

Không chỉ nổi tiếng với vai trò đạo diễn nhiều chương trình ca nhạc, tạp kỹ hay các event
mà Việt Tú còn gây được chú ý với nhiều dự án nghệ thuật giàu tính nhân văn, mang
tính xã hội cao như dự án Tứ Phủ được anh 'thai nghén' gần 10 năm.


Để ghi nhận những đóng góp quan trọng trong việc bảo tồn văn hoá dân tộc, trong những năm qua Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa Tín ngưỡng Việt Nam phối hợp với Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam xem xét Phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian và trao tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp văn nghệ dân gian Việt Nam  cho nhiều Thanh đồng, Cung văn là hội viên Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Đạo Mẫu Việt Nam.

Nghệ nhân dân gian là danh hiệu cao quý do Hội văn nghệ dân gian Việt Nam trao cho những người có thành tích đóng góp trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hoá phi vật thể, giữ vai trò quan trọng trong sáng tạo, sở hữu, bảo tồn và truyền dạy các giá trị văn hoá dân gian ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như Ca trù, Quan họ , Hát Xoan, Chầu văn…Theo Công ước quốc tế 2003 Nghệ nhân dân gian là nhân tố quan trọng hàng đầu trong việc bảo tồn và phát huy của mọi hiện tượng văn hoá phi vật thể . Không có nghệ nhân dân gian thì cũng không có văn hoá dân gian.  UNESCO coi nghệ nhân dân gian là “ Báu vật nhân văn sống” của “ Bảo tàng sống của Văn hóa Việt.






Đến nay nhà nước đã công nhận Tín ngưỡng thờ Mẫu, Hầu đồng là di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Và đặc biệt quan trọng, ngày 28/3/2015, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Việt Nam đã gửi hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” tới tổ chức UNESCO đệ trình là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Các chuyên gia UNESCO sẽ cho ý kiến vào tháng 6/2016. Hồ sơ sẽ được UNESCO xem xét đánh giá vào tháng 12/2016 tại kỳ họp thứ 11 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) tại Ethiopia.













Tứ phủ không chỉ lôi cuốn những khán giả quốc tế mà giới trẻ Việt cũng dành nhiều
sự quan tâm đến tín ngưỡng tâm linh này.


Để có được những kết quả đó là nhờ vào tinh thần bền bỉ bảo tồn giá trị văn hoá của các Thanh đồng, nhờ vào sự dũng cảm và dấn thân của các nhà khoa học, các nhà quản lý đã làm thay đổi nhận thức xã hội với nghi lễ thờ Mẫu, nhằm giữ gìn sự trong sáng cũng như trả lại sự nguyên bản của nghi lễ vốn từ trước đến nay bị ảnh hưởng bởi một số cá nhân lợi dụng tín ngưỡng để mưu lợi cá nhân.

Q.Q.
Ảnh: Minh Hòa
Theo Vietnamnet


Tin tức mới nhất