Số phận long đong về sự ra đời Ngày Của Cha

Ngày Của Cha được kỷ niệm vào Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 6 nhằm tôn vinh những người bố và sự hi sinh cao cả của họ cho con cái.



Bên cạnh Ngày Của Mẹ (Mother's Day), Ngày Của Cha (Father's Day) được thế giới ăn mừng phổ biến từ đầu thế kỷ 20. Đây là hai ngày lễ lớn nhằm tôn vinh những bậc làm cha làm mẹ cũng như gắn kết tình cảm gia đình.

Ngày Của Cha có nguồn gốc từ Mỹ, về sau mới được kỷ niệm ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày Của Cha không có ngày có định mà được tổ chức vào Chủ nhật tuần thứ 3 của tháng 6 hằng năm tại Mỹ và nhiều quốc gia như: Anh, Canada, Ấn Độ, Hungary, Nhật Bản, New Zealand, Pháp, Philippines, Singapore,...
 


Ngày Của Cha năm 2017 sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 18/6

Tại một số nước châu Âu như Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tổ chức ăn mừng Ngày Của Cha vào 19/3 - ngày lễ Thánh Giuse.

Ở Việt Nam, Ngày Của Cha chưa được kỷ niệm phổ biến như các quốc gia Âu Mỹ. Năm 2017, Ngày Của Cha sẽ rơi vào Chủ nhật tuần này, ngày 18/6.

Ngày Của Cha đầu tiên trên thế giới không được công nhận

Lễ kỷ niệm Ngày Của Cha đầu tiên trên thế giới xuất phát từ Fairmont, Tây Virginia, Mỹ vào ngày 5/7/1908 nhằm tưởng niệm tới hơn 200 người cha là thợ mỏ đã tử vong trong tai nạn sập hầm mỏ Monongah ngày 6/12/1907. Theo tài liệu ghi lại, có khoảng 350 người thợ mỏ, trong đó có hơn 200 người cha đã ra đi, để lại nghìn đứa trẻ ở Tây Virginia rơi vào cảnh mồ côi cha. Thảm họa hầm mỏ Monongah được xem là thảm họa sập hầm tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Sự kiện Ngày Của Cha đầu tiên được bà Grace Golden Clayton tổ chức. Lý do bà chọn ngày 5/7 bởi đó là ngày gần nhất so với ngày sinh của người cha mới qua đời của bà. Ngày nay, Fairmont được biết đến là "Quê hương Ngày Của Cha đầu tiên trên thế giới".

Tuy nhiên, những năm sau đó sự kiện Ngày của Cha bị lu mờ bởi chính quyền Tây Virginia không công nhận ngày lễ này.

Ngày Của Cha từng bị Quốc hội Mỹ phản đối

Ngày 19/6/1910, Ngày Của Cha được kỷ niệm tại trụ sở Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (YMCA) do Sonora Dodd khởi xướng nhằm tôn vinh cha bà, một nông dân và cựu quân nhân trong cuộc nội chiến Hoa Kỳ đã nuôi 6 người con sau khi mẹ bà qua đời.

Trước đó, năm 1909, Sonora đã nảy ra ý tưởng về Ngày Của Cha khi nghe bài thuyết giáo về Ngày Của Mẹ. Là con cả của một gia đình 6 chị em mồ côi mẹ, cha bà phải sống cảnh "gà trống nuôi 6 con thơ" nên Sonora hiểu hơn ai hết nỗi khổ và những khó khăn, vất vả của cha mình.

Nhằm ghi nhớ ơn cha, bà đã chọn ngày 19/6 (ngày sinh nhật cha bà) làm ngày lễ dành riêng cho các ông bố - trụ cột của gia đình. Với sự giúp đỡ của các mục sư và Hiệp hội Thanh niên Thiên chúa giáo, Ngày của Cha đã được tổ chức vào đúng ngày 19/6/1910.

Năm 1913, đề xuất về Ngày Của Cha được trình lên Quốc hội Mỹ nhằm hợp thức hóa đây là ngày lễ lớn của cả nước; nhưng Quốc hội Mỹ không thông qua vì sợ rằng nó sẽ bị thương mại hóa.

Mặc dù bị Quốc hội phản đối nhưng Ngày của Cha vẫn được người dân Mỹ kỷ niệm trong suốt hơn 40 năm; đến năm 1957, Thượng nghị sĩ Margaret Chase Smith viết một kiến nghị buộc tội Quốc hội đã bỏ phớt lờ Ngày của Cha trong khi vẫn tôn vinh Ngày Của Mẹ. Tới năm 1966, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson quyết định chính thức chọn ngày Chủ nhật thứ 3 của tháng 6 hằng năm là Ngày Của Cha trên toàn nước Mỹ. Năm 1972, Tổng thống Richard Nixon ký luật công nhận Ngày của Cha là một ngày lễ chính thống vĩnh viễn.


Bạn không cần phải đắn đo phân tích cha chúng ta là người như thế nào, vì lúc nào lòng cha cũng thật vĩ đại.


Bức ảnh cha con tị nạn Syria: "Nụ hôn của người cha trong cơn mưa tầm tã" do nhiếp ảnh gia Yannis Behrakis của hãng tin Reuters chụp lại tại biên giới Macedonia từng khiến thế giới nín lặng. Đây được coi là biểu tượng cho sự thống khổ của những số phận nhập cư (Ảnh: Reuters)


Bức ảnh "Làm cha" từng gây bão mạng trong ngày mưa lớn của tháng 10 năm ngoái ở Hà Nội. (Ảnh HIEU TRUONG).
"Khi cha còn tôi còn tất cả
Cha đi rồi tất cả cũng đi
Cha đi tôi chẳng còn gì
Bơ vơ đến cả đường đi lối về." (Sưu tầm)


"Cha tôi lắm nỗi gian nan
Vì con cơ cực chẳng màng tấm thân
Cha là tất cả cha ơi!
Ngàn năm con vẫn trọn đời yêu thương." (Sưu tầm)


Clip người cha nghẹn ngào khóc tiễn con gái về nhà chồng khiến nhiều người rơi lệ.
 

Chỉ khi bạn lớn lên và bước khỏi vòng tay bao bọc của cha để đến với gia đình của riêng mình, bạn mới hiểu được sự vĩ đại của cha và thực tâm biết ơn điều đó.

Vậy nên, khi còn đang sống bên cạnh cha, đừng tiết kiệm lời nói hay hành động yêu thương dành cho đấng sinh thành vĩ đại của bạn nhé!

 

LEO
Theo Vietnamnet


Ngày của Cha tình phụ tử gia đình

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao