cách xử lý vết thương khi gặp tai nạn trên đường, đặc biệt là gặp vật sắc như mái tôn cứa vào người

Đây là buổi thao diễn trực tiếp trên mô hình “tự nhiên” như một tình huống tai nạn thật sự diễn ra ngoài cộng đồng.

Trong thời gian vừa qua liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn thương tâm, khiến các nạn nhân bị đứt mạch máu, chảy nhiều máu dẫn đến tử vong nhanh chóng.


Trường hợp nạn nhân bị mất khoảng 1.000 ml sẽ gây choáng và sốc do mất máu


Nạn nhân bị đứt mạch máu cần được cấp cứu kịp thời

BS Nguyễn Thành Trung (Trung tâm Bảo vệ lao động và Sức khỏe Môi trường Hà Nội) cho biết, những vết thương mạch máu lớn thường gây thiếu máu cấp tính do mất máu nhanh và nhiều dễ dẫn tới sốc do mất máu. Đặc biệt, vết thương mạch máu ở vùng cổ rất nguy hiểm. Bởi vì cổ là hệ thống động mạch cảnh - mạch máu rất lớn nuôi vùng đầu, cổ và nhu mô não. Đây là hệ thống động mạch lớn và quan trọng của cơ thể, đồng thời cũng khó băng ép hơn so với ở tay hoặc chân.

Theo BS Nguyễn Thành Trung, những nạn nhân bị vết thương mạch máu thường có xu hướng ngất xỉu do tính chất đột ngột, bị sốc do tình trạng mất máu cấp gây choáng vì huyết áp tụt nhanh.

Đối với người sơ cứu cần giữ thái độ bình tĩnh. Có nhiều trường hợp người sơ cứu khi gặp nạn nhân thấy máu nhiều sinh sợ hãi, khiến cho việc sơ cứu bị trì trệ. Điều này sẽ làm cho nạn nhân càng trở nên nguy hiểm. Bình thường, mỗi người trưởng thành một lần hiến máu khoảng 350ml vẫn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Trường hợp nạn nhân bị mất khoảng 1.000 ml sẽ gây choáng và sốc do mất máu. Tuy nhiên nếu được cầm máu kịp thời, không để mất máu thêm và đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt thì cơ hội cứu sống người bị nạn sẽ ở trong tầm tay của bác sĩ.

Cách sơ cứu khi bị đứt mạch máu

14h chiều thứ Hai, ngày  26/9/2016, tại Hội trường lớn Nhà P, BV Bạch Mai, Hà Nội, TS Dương Đức Hùng đã có buổi Hướng dẫn sơ cứu vết cắt mạch máu tại cộng đồng diễn ra trong khoảng gần 1 giờ.

TS Dương Đức Hùng là bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng và được mệnh danh là "bàn tay vàng mổ tim" với kinh nghiệm nhiều năm trong phẫu thuật tim và xử trí các ca cấp cứu.

Theo TS Hùng, các vụ tai nạn chủ yếu người dân cần phải quan tâm đến những mạch máu ở tay và cổ. Điều cần nhất bệnh nhân và những người giúp đỡ cần phải giữ bình tĩnh. Sau đây là cách xử lí một số tình huống khi bị đứt các mạch trên cơ thể:

Vết thương động mạch ở tay và cổ


Theo TS Hùng, mỗi một người có 5 lít máu, mỗi một nhát quả tim bóp ra 60ml/1 phút, nhịp tim là 80. Do vậy mà chưa đến 1 phút đã hết máu nên bệnh nhân nhất thiết phải phải được sơ cứu ngay tại chỗ.  



Bạn có thể tận dụng ngay bất cứ vật dụng gì có thể như chiếc áo xé ra...



Những chiếc que bẻ từ cành cây, cây bút, cây đũa


Với vết thương ở tay


Động tác 1: Dùng dây buộc lỏng cạnh vết thương



Bước 2 dùng bút hoặc que đũa xoáy cho đến khi nào máu không còn chảy

Với vết thương ở cổ



Dùng vải hoặc bất cứ loại dây gì có thể, đặt một chiếc que hoặc cành cây...kẹp vào phía bên đối diện vết thương và cuốn dây vải để giữ băng vết thương


Nếu không có que hoặc vật cứng để cố định, bạn có thể giơ thẳng tay



Sau đó dùng dây cuốn xung quanh và đưa bệnh nhân đi cơ sở y tế gần nhất


Vết thương ở chân




Đối với người bị gãy chân cần phải cố định chân lại trước khi đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế


Nếu như di chuyển bệnh nhân khi chưa được cố định chân, các đầu xương có thể chọc và gây tổn thương các bộ phận xung quanh, ảnh hưởng thần kinh, mạch máu, nhiễm trùng... Hơn hết, bệnh nhân sẽ rất rất đau và dễ bị nhiễm trùng.

Nguyên tắc là phải băng bó để bệnh nhân bất động phía trên và dưới vết thương.

TS Hùng khuyên, điều quan trọng nhất là người dân sau khi được sơ cứu thì cần đến cơ sở y tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Tại đấy họ sẽ sơ cứu và chuyển bệnh nhân đến nơi có khả năng giải quyết.


Theo Trí Thức Trẻ


Tin tức mới nhất