Dễ mắc ung thư nếu dùng phấn rôm sai cách

Phấn rôm ban đầu được dùng để chống rôm sảy, mẩn ngứa ở trẻ em, nhưng sau này phụ nữ đã trở thành thị trường mục tiêu của các công ty sản xuất loại phấn này.

Nếu bạn thuộc tuýp phụ nữ thích dùng phấn rôm để chăm sóc khu vực xung quanh vùng k.ín, vậy hãy cẩn thận nha vì nó có thể gây ung thư buồng trứng và ung thư phổi đấy.

Tác hại với phụ nữ


Vào năm 1982, một nghiên cứu đã chứng minh mối liên hệ giữa ung thư buồng trứng và việc sử dụng phấn em bé. Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Daniel Cramer thuộc Đại học Harvard (Mỹ) khuyến cáo rủi ro mắc ung thư buồng trứng ở các phụ nữ dùng phấn rôm cao hơn 33% so với người không dùng. Và có ít nhất 10.000 phụ nữ đã mắc ung thư buồng trứng mà nguyên nhân trực tiếp là do sử dụng phấn rôm ở khu vực xung quanh vùng k.ín và hậu môn.

Đến năm 2013, Tòa án Liên bang Mỹ đã tuyên án thắng kiện cho một trường hợp bị mắc ung thư buồng trứng do sử dụng phấn rôm. Trong đó, luật sư nguyên đơn cho rằng các đại gia mỹ phẩm biết được sự nguy hiểm tiềm tàng của sản phẩm này, nhưng vẫn cố tình phớt lờ hòng thu lợi nhuận.

Bestie phan rom 2
Tầm nguy hại của phấn rôm đã bị các hãng sản xuất phớt lờ.

Chưa kể, phấn rôm có thể chứa asbestos (bột đá amiăng), là chất gây ung thư đã bị cấm sử dụng trong ngành mỹ phẩm. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rất khó phân biệt giữa phấn rôm có chứa và phấn rôm không chứa độc chất này.

Và không chỉ có ung thư buồng trứng, những người thường xuyên hít phải phấn rôm cũng có khả năng bị ung thư phổi. Do đó, phụ nữ hãy hạn chế dùng phấn rôm trên mặt và cơ thể.

Để thay thế phấn rôm, bạn có thể hòa tan nửa tách bột hoàng tinh với 1 thìa cà phê chiết xuất cúc La Mã (chamomile) để xoa dịu vùng da thô ráp. (Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú).  

Bạn cũng lưu ý thay quần nhỏ ít nhất 2 lần mỗi ngày và rửa, lau khô vùng k.ín ít nhất 4 lần/ngày. Người thường xuyên đi xa hoặc quá bận rộn có thể dùng quần chip loại sử dụng một lần.

Với trẻ em nói chung và trẻ em gái nói riêng

Khi trẻ hít phải quá nhiều bột phấn rôm sẽ gây ra tình trạng nghẽn đường thở, gây viêm và sưng phổi. Với kích thước rất nhỏ, các hạt bột phấn sẽ len lỏi vào tận phế nang của trẻ, hơn nữa, hệ miễn dịch của trẻ còn rất yếu, chưa phát triển hoàn toàn nên tác động của phấn rôm sẽ nhanh chóng loại bỏ khả năng bảo vệ của khí quản.

Bên cạnh đấy, việc sử dụng phấn rôm còn có thể gây ra những tác hại khôn lường đối với trẻ em như bệnh hô hấp. Khi trẻ hít phải phấn rôm sẽ bị ho, khó thở, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và có thể bị phù phổi. Với trẻ bị rôm do nóng, các bạn nên cho bé mặc đồ thoáng, tắm nước mát, giữ cho phòng bé thoáng mát và cho bé ăn các thực phẩm mát. Nếu dùng phấn rôm thì chọn những sản phẩm uy tín và chỉ nên bôi vào phần lưng, tay và chân, tuyệt đối không bôi vào vùng bụng dưới trở xuống, đồng thời tránh để trẻ hít phải bụi phấn.

Bestie phan rom
Không nên thoa phấn rôm từ vùng bụng dưới trở xuống.

Đối với các bé gái, việc sử dụng phấn rôm trong một thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng, lớn hơn gấp 4 lần so với những trẻ bình thường. Theo thống kê, cứ 70 bé gái sử dụng phấn rôm thì có 1 bé lớn lên sẽ bị u ác tính ở buồng trứng.

Các nhà khoa học giải thích, sở dĩ phấn rôm có liên quan tới khối u ác tính ở buồng trứng là do cấu tạo cơ thể bé gái. Hố chậu và bộ phận sinh dục bên trong của nữ thông với bên ngoài, do đó những bụi phấn, chất ô nhiễm siêu nhỏ từ môi trường có thể xâm nhập vào hố chậu thông qua âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, ống dẫn trứng… Khi thoa phấn rôm vào vùng bụng dưới, bột phấn sẽ xâm nhập vào cơ thể và nhiễm vào đường âm đạo.

Hiệu quả của phấn rôm có thể chỉ là tạm thời, nhưng hậu quả của nó sẽ rất nghiêm trọng nếu sử dụng thường xuyên. Hãy hiểu biết để chăm sóc bản thân và gia đình.

Theo Thế giới trẻ



Tin tức mới nhất