Loại rau trường thọ ở Việt Nam mà ai cũng đang bỏ đi

Loại rau trường thọ ở Việt Nam mà ai cũng đang bỏ đi - bạn hãy tìm hiểu để có thể tận dụng ngay hôm nay, cho cuộc đời luôn khỏe mạnh.

rau dền
Rau dền có 2 loại: trắng và đỏ.

Rau dền

Rau dền có 2 loại: trắng và đỏ.

Ngoài tác dụng làm món ăn, cả 2 loại rau này đều là những vị thuốc hay. Rau dền vị ngọt, tính lạnh, không độc, giúp dễ sinh, trị lở môi, lở loét do sơn ăn và sát trùng, khử độc nọc ong, rắn. Trong Đông y, rau dền có thể dùng trong các trường hợp sau:

- Trị chứng máu nóng sinh kiết lỵ, lở loét

- Trị rắn cắn

- Chữa vết ong đốt

Lưu ý: Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP và chứa gần 10 axit amin cần thiết nhưng loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài (nhất là loại tía), nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba.

Ngăn ngừa ung thư


Đặc tính chống ung thư là do các hợp chất chống oxy hóa như vitamin E, C, sắt, magiê, phốt pho hay lysine có trong rau dền. Chúng chiến đấu chống lại các gốc tự do có hại và ngăn chặn sự hình thành của các tế bào ác tính gây ra ung thư.

Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn rau dền thường xuyên giúp ổn định đường huyết, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường loại 2. Tác dụng này làm giảm nguy cơ mắc các bệnh do tăng lượng đường trong máu như béo phì.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ cao (gấp 3 lần so với lúa mì) trong rau dền có thể cải thiện hệ tiêu hóa và làm giảm táo bón, rất tốt cho trẻ em và người lớn tuổi. Ngoài ra, nước nấu từ lá cây rau dền tươi còn hỗ trợ điều trị tiêu chảy, xuất huyết và mất nước.

Rau sam

Rau sam - thực phẩm trường thọ phân bố rộng rãi ở khắp Trung Quốc.

Theo các cuốn sách y học cổ truyền, rau sam có thể dùng tươi hoặc khô. Ngay sau khi hái về, rau sam tươi được chần sơ qua nước nóng. Sau khi được rửa cho sạch nhớt, rau sam mới phơi hay sấy khô.

Rau sam có thể chế biến với trứng hoặc thịt lợn, ăn có vị ngọt mát và giòn.

Rau sam dân dã cũng được tôn vinh là "thực phẩm trường thọ"

“ Không chỉ chứa nhiều protein, chất béo, đường, chất xơ, canxi và sắt, rau sam còn có tác dụng dược lý cao.
Thực phẩm này chứa một lượng lớn norepinephrine, kali và giàu axit citric, axit malic….duy trì đường huyết ổn định, hạ huyết áp và tốt cho tim mạch. Người xưa cũng dùng rau sam để trị bệnh ho, lao phổi, giải độc rắn hoặc côn trùng cắn”, Giáo sư Trương giải thích.

Tác dụng chống lão hóa

Tại Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền - Dinh dưỡng - Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ) nghiên cứu đã cho thấy: 100g lá sam tươi chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Kết quả đó cho thấy rau sam rất giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.

Phòng ngừa bệnh tim mạch

Theo Đông y, rau sam có vị chua, hơi đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Hàm lượng kali và acid omega-3 trong rau sam tương đối cao, rất cần cho việc điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, giúp huyết áp ổn định.

Tác dụng diệt khuẩn

Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.

Theo Khỏe và đẹp


Tin tức mới nhất