Rau ngổ và những công dụng bạn cần biết ngay

Rau ngổ được sử dụng rộng rãi như một loại gia vị trong khá nhiều món ăn của người Việt. Nhưng không chỉ thế, rau ngổ còn có rất nhiều công dụng khác đối với sức khỏe.

Rau ngổ là loại rau dễ trồng, thường mọc ở những nơi đất ẩm và có nước. Ngoài tác dụng như một loại rau gia vị, rau ngổ còn được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

1. Trị sỏi thận

Trong dân gian vẫn lưu truyền một phương pháp chữa sỏi thận bằng cây rau ngổ rất hiệu quả mà lại dễ thực hiện. Theo Đông y, rau ngổ có tính mát, lợi tiểu, giải độc. Ăn rau ngổ thường xuyên có tác dụng tăng lọc cầu ở thận, tăng lượng nước tiểu làm cho viên sỏi bị đẩy ra ngoài đối với trường hợp bệnh nhân có sỏi nhỏ.

Rau ngổ, không chỉ là rau gia vị 0
Rau ngổ có tác dụng cực tốt trong việc điều trị sỏi thận.

Bạn chỉ cần dùng rau ngổ rửa sạch và ngâm kĩ qua nước muối hoặc dung dịch thuốc tím để loại bỏ vi khuẩn kí sinh có thể có dưới nước, sau đó giã nhỏ lấy nước, thêm một vài hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liên tục trong 7 ngày) sẽ thấy hiệu quả không ngờ.

Rau ngổ, không chỉ là rau gia vị 1

2. Tốt cho người bị tiểu đường

Theo các nghiên cứu, rau ngổ có tác dụng tốt trong việc hạ đường huyết, giúp tăng cường lưu thông máu. Vì thế, các bệnh nhân tiểu đường hay máu nhiễm mỡ nên thường xuyên ăn rau ngổ.

Rau ngổ, không chỉ là rau gia vị 0

3. Trị vết thương sưng tấy

Rau ngổ có chứa tinh dầu có thành phần flavonoid và tanin nên có tính kháng khuẩn, giải độc và tiêu viêm. Vì thế khi bị những vết thương sưng tấy ngoài da, bạn chỉ cần giã nát rau ngổ và đắp lên trên vết thương, vết thương sẽ không bị mưng mủ, giảm sưng tấy và nhanh lành hơn.

Rau ngổ, không chỉ là rau gia vị 1

4. Chữa tiểu tiện khó

Rau ngổ dùng cả thân, lá và ngọn, băm nhỏ rồi đun sôi lấy nước uống có tác dụng lợi tiểu, không còn các triệu chứng như bí tiểu hoặc tiểu són.

Rau ngổ, không chỉ là rau gia vị 3

Lưu ý:

Do tác dụng làm giãn cơ, giãn mạch nên phụ nữ có thai không nên ăn nhiều rau ngổ vì có thể dẫn đến động thai, thậm chí sẩy thai.

Bên cạnh đó, thân rau ngổ có nhiều lông và hay mọc ở nơi ẩm ướt và đầm lầy dễ bị nhiễm khuẩn nên nếu không được ngâm rửa kĩ thì đây cũng là nguyên nhân dẫn đến ngộ độc.

Theo Gia đình Việt Nam

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao