Tác hại đáng sợ của rau mùi, nhiều người vẫn vô tư ăn mà không biết

Rau mùi được sử dụng như một loại gia vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn của người Việt. Tuy nhiên, vì có nhiều tác dụng phụ nên rau mùi không phải tốt với tất cả mọi người.

Toàn cây rau mùi có tinh dầu với thành phần chính là coriandrol (65 - 70%) được dùng làm nước hoa, nước gội đầu, làm rượu, ướp chè. Hạt tươi quả mùi hắc nhưng sấy lên thì mùi trở nên thơm dễ chịu. Tính năng công dụng của mùi trong Đông - Tây y tương tự các cây cỏ có tinh dầu như: gây hưng phấn thần kinh, kích dục, tăng trí nhớ, kích thích ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, chữa nôn trướng bụng (gây đánh trung tiện), giảm đau răng đau thắt dạ dày ruột.

Ngoài ra, rau mùi cũng chứa nguồn vitamin A, vitamin C, vitamin K, vitamin B và các khoáng chất quan trọng cho cơ thể như canxi, kali, sắt, mangan và natri.

Tuy nhiên, rau mùi lại có nhiều tác dụng phụ không tốt trong các trường hợp sau đây:

Không tốt cho người bệnh gan

Rau mùi chứa một số tinh dầu dễ bay hơi kích hoạt các cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều rau mùi, các thành phần trong rau sẽ làm việc ngược lại, tăng bài tiết mật và cuối cùng là làm tổn hại đến gan.

Không tốt cho người mắc bệnh dạ dày

Rau mùi được biết đến là một loại thảo dược chữa các vấn đề về tiêu hóa. Nhưng nếu lạm dụng nó, dạ dày có thể gặp rắc rối, kéo theo các hiện tượng rối loạn tiêu hóa khác nhau.

Theo một báo cáo y tế, sử dụng 200ml chiết xuất rau mùi trong vòng 1 tuần liền gây ra các triệu chứng như hình thành khí trong bụng, đau dạ dày, đau bụng, nôn mửa, thậm chí di chuyển không vững.

Không tốt cho phụ nữ mang bầu

Phụ nữ mang thai không nên ăn nhiều rau mùi vì có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của các bé. Một số thành phần có trong rau mùi có thể làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của tuyến sinh dục phụ nữ, gây nguy hiểm cho phụ nữ có thai và sức khỏe thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.

Không tốt cho nam giới

Ăn rau mùi thường xuyên sẽ giảm lượng testosterone - hormone sinh dục nam, từ đó khiến khả năng sản xuất tinh trùng cũng yếu đi. Đặc biệt khi sử dụng vào ban đêm sẽ gây ra hạn chế lớn về khả năng tình dục, dẫn đến tình trạng “trên bảo dưới không nghe” ở nam giới.

Một số cách dùng rau mùi chữa bệnh

Dùng khi bị sởi

Trước mùa sởi, lấy cây mùi già rửa sạch, hong gió cho khô để nấu nước tắm, giặt quần áo cho trẻ 1 - 2 tuần một lần. Khi bị sởi, dùng lá hay hạt giã nhỏ, nhuyễn, với ít rượu trắng, cho vào gói vải xoa nhẹ lên người thứ tự từ trên xuống tay, chân (trừ mặt) hoặc phun bằng miệng (sau khi đã súc sạch miệng) xong mặc áo kín, tránh giò lùa. Bên trong uống nước sắc rau mùi tươi.

Dùng cho người thiếu sữa, mất sữa

Phụ nữ sau sinh nếu bị thiếu sữa, mất sữa nên lấy lá rau mùi khô 50 g, hạt mùi 20 g, sắc đặc uống mỗi lần 1 chén, ngày 2 lần.

Hoặc có thể lấy 12g hạt mùi đun lấy nước. Dùng nước này nấu cùng 30g gạo nếp lức, nấu thành cháo ăn hàng ngày.

Làm đẹp da

Lấy toàn cây mùi già (thân, cành, lá, hoa, quả, rễ) nấu nước tắm làm cho da trở nên mềm mại, sáng đẹp, thơm, dùng gội đầu thường xuyên tóc sẽ đen, dài. Nếu sắc đặc chữa tàn nhang, nốt ruồi trên mặt bằng cách xoa, đắp.

Lưu ý: Khi đang dùng các thuốc đông y như: bạch truật, đan bì, đang bị loét dạ dày thì nên kiêng rau mùi.

Theo Gia đình và xã hội


mẹo vào bếp an toàn thực phẩm gia vị thực phẩm

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao