Xung đột mẹ chồng - nàng dâu vì... tiền

Mẹ chồng, nàng dâu xung đột với nhau cũng là lẽ thường nhưng khi nguyên nhân của vấn đề là tiền thì nó vô cùng đau đầu, nhức óc.

Ở chung: nộp bao nhiêu cũng không đủ

Cưới nhau được gần 3 tháng,, cho đến giờ Hoài vẫn băn khoăn với chồng chuyện tiền nong mỗi tháng nên đưa cho mẹ bao nhiêu thì đủ. Lương hai vợ chồng cộng lại mỗi tháng chẵn 15 triệu, Hoài đưa mẹ chồng 5 triệu, vừa tiền ăn tối, vừa điện nước... "Lương thì có thế, nếu góp nhiều thì không còn gì để tiêu. Nhưng nếu góp ít thì cũng chả bỏ bèn gì".

Xung đột mẹ chồng - nàng dâu vì... tiền1
Sự khác biệt của 2 thế hệ khiến xung đột vì tiền
càng trở nên khó giải quyết giữa mẹ chồng và nàng dâu

Từ ngày , thấy mẹ chồng chật vật với chuyện chợ búa cơm nước, Hoài bàn với chồng "hay là mình đưa thêm". Nhưng anh hỏi lại "Thế còn tiền tiêu, tiền tiết kiệm, tiền dành dụm lo cho con sau này, tiền phụ cậu út học đại học?", Hoài chẳng biết nói gì. Chỉ thấy mẹ chồng gần đây không được vui, hay cáu bẳn. Cụ thường than vãn trong bữa cơm: "Đấy, giá càng ngày càng đắt đỏ. Thịt ra cứ tăng ầm ầm mà tiền chợ vẫn có chừng ấy". Hoài nghe cũng sốt ruột, tối đến lấy giấy ghi ghi tính tính các khoản xem có thể đưa thêm cho mẹ một chút nữa không.

Mang tiếng ki bo vì không giao nộp tiền lương

"Mình bị stress nặng nề về vấn đề tiền nong từ khi lấy chồng và sống cùng nhà chồng. Trước kia mình là đứa không quan tâm, suy nghĩ về tiền bạc, nhưng từ khi về làm dâu, mấy chữ "tiền, tiền, tiền" luôn thường trực trong đầu", cô dâu mới Thanh Nga than ngắn thở dài. Ngay buổi tối đầu tiên, sau khi đếm phong bì, mẹ chồng đã nói với vợ chồng Nga: "Giờ Phong đã lấy vợ rồi nhưng mẹ vẫn giữ lương của con như trước, vì đằng nào con cũng đóng tiền ăn uống sinh hoạt của hai đứa. Bố mẹ đã nghỉ hưu, các em mới đi làm nên con phải đóng nhỉnh hơn. Lương của Nga thì tùy, đưa mẹ giữ cũng được mà con giữ cũng được".

Xung đột mẹ chồng - nàng dâu vì... tiền2
Nhiều nàng dâu cảm thấy vô cùng mệt mỏi
vì vấn đề tiền bạc và những câu hỏi của mẹ chồng

Nga không đưa lương cho mẹ chồng giữ, vì biết nếu thế sẽ biến mình thành kẻ ăn bám. Thế là chi tiêu của cả hai vợ chồng đều dựa vào lương của Nga. Có khi mẹ hay sai Nga đi mua thứ này thứ khác hoặc gặp lúc thu tiền điện, tiền nước...mẹ nhờ đóng hộ mà chẳng khi nào trả lại. Cái cảnh trớ trêu ấy dẫn đến cuối tháng chưa lĩnh lương thì cả vợ lẫn chồng đều nhẵn ví. Có khi chồng xin tiền mẹ thì bị nói bóng gió là vợ giữ tiền riêng mà chồng phải ngửa tay xin tiền mẹ.

Điên đầu vì mẹ chồng tiết kiệm

Lúc trước khi chưa lấy Hoàng, Lan được mẹ chồng tương lai rất quý, bà hay khoe với hàng xóm láng giềng "tính nó thoáng, biết quan tâm đến mọi người". Nhưng sau khi cưới, ở chung với gia đình chồng chỉ 2 tháng, Lan thấy thái độ mẹ chồng dành cho mình khác trước rất nhiều. Hàng tháng vợ chồng Lan đưa cho mẹ một số tiền, gọi là đóng góp với gia đình. Cụ có thói quen tiết kiệm, bữa ăn thường chỉ quanh đi quẩn lại đậu phụ, thịt kho, trứng rán...Mỗi khi cuối tuần, Lan muốn cải thiện bằng những món lạ miệng hơi đắt một chút thì mẹ chồng tỏ ra khó chịu. Nhìn đĩa trứng cá muối trên bàn ăn, Lan thở dài vì mẹ nhất định không đụng đũa vào "món xa xỉ" ấy.

Xung đột mẹ chồng - nàng dâu vì... tiền3
Cuộc chiến này sẽ vẫn còn tiếp diễn

Tình cảnh của Lan khá phổ biến, khi các bà mẹ đã trải qua thời kì kinh tế khó khăn nên quen tằn tiện, còn các cô dâu lớn lên trong thời đại tiêu dùng nên không quen kham khổ.

Theo Phụ nữ

Tin tức mới nhất