Lý Nhã Kỳ cùng bạn thân tỉ phú bảo trợ triểm lãm thời trang

(2Sao) - Trên trang web của viện bảo tàng danh tiếng hàng đầu tại Pháp, Les Arts Décoratifs, đã xuất hiện TCBC về sự kiện thời trang lớn “Unbuttoning Fashion” do viện bảo tàng tổ chức và Lý Nhã Kỳ, nữ tỉ phú Mouna Ayoub là người bảo trợ.

Mới đây, trên trang web của viện bảo tàng danh tiếng hàng đầu tại Pháp, Les Arts Decoratifs, đã xuất hiện thông cáo báo chí về sự kiện thời trang lớn “Unbuttoning Fashion” (tạm dịch là Mở nút Thời trang) do viện bảo tàng tổ chức. Tên của Lý Nhã Kỳ và người bạn thân thiết của cô, nữ tỉ phú Mouna Ayoub, xuất hiện ở vị trí nhà bảo trợ cho triển lãm. Nếu chính xác, đây thực sự là một dấu ấn đối với Lý Nhã Kỳ cũng như với người Việt. Bởi, việc xuất hiện ở vị trí nhà bảo trợ cho các sự kiện tại Bảo tàng danh tiếng như Les Arts Decoratifs không phải dễ dàng.





Từ trước tới nay, tiêu chí chọn các nhà bảo trợ cho các sự kiện tại bảo tàng này đều phải là những nhân vật danh tiếng, có tầm ảnh hưởng thế giới, những nghệ sĩ lớn trên thế giới có sức ảnh hưởng và có tình yêu đặc biệt với nghệ thuật, thời trang.

Nhìn vào danh sách các nhà bảo trợ từng được công bố trang trọng trên trang web của Viện bảo tàng có thể thấy tên tuổi của họ đều thuộc top đầu gồm các nhà tỉ phú, doanh nhân lẫy lừng trên thế giới, bao gồm: Nhà bảo trợ M. Placido Arango Jr, tỷ phú bất động sản người Mexico, xếp hạng giàu thứ 378 thế giới. Bà Susan Bloomberg, vợ cũ của ông trùm tài phiệt Michael Rubens Bloomberg với khối tài sản 35.7 tỷ USD, được xếp hạng là người giàu thứ 23 trên thế giới. Ông bà Michel David-Weill trùm tài chính, chủ ngân hàng đầu tư của Pháp và là cựu chủ tịch của chi nhánh New York CityLazard Frères, giàu thứ 187 thế giới. Ông Pierre Alexis Dumas, giám đốc nghệ thuật của Hermès Kenneth C. Griffin, nhà quản lý quỹ đầu tư Mỹ, giàu thứ 92 của Mỹ.

Bà Sylvie Nissen là chủ sở hữu của các gallery Sylvie Nissen tại sảnh của hệ thống khách sạn Carlton Cannes, trong hơn 10 năm, bà là cộng tác viên của một trong những thương nhân mua bán đồ cổ Paris quan trọng nhất.  Jeffrey Koons là một nghệ sĩ người Mỹ nổi tiếng với những tác phẩm tạo ra bằng việc tái sản xuất những vật tầm thường. Vợ chồng doanh nhân & nhà từ thiện người Mỹ William Fisher, chồng là cựu giám đốc điều hành của nhãn hàng thời trang GAP từ năm 2009, có khối tài sản trị giá 2 tỷ USD… cùng rất nhiều những nhà sưu tầm nghệ thuật, những nghệ sĩ lớn của thế giới.





Khi Lý Nhã Kỳ đứng ở vị trí nhà bảo trợ này, nó không chỉ có ý nghĩa với riêng cô mà còn là một cơ hội, một vinh dự đặc biệt để Việt Nam được đồng hành cùng những sự kiện lớn nhất thế giới và được ghi dấu ở triển lãm mang tính lịch sử thời trang của thế giới cũng như viện bảo tàng nổi tiếng nhất nước Pháp này.

Sự kiện cũng đã khẳng định, người Việt không còn chỉ ở vị trí khách mời của các sự kiện thời trang, văn hoá lớn trên thế giới mà đã đứng ở vị trí là những nhân tố quan trọng nhất tạo thành sự kiện, đồng hành cùng giới thượng lưu quốc tế trong việc bảo vệ, bảo tồn các di sản văn hoá, nghệ thuật, thời trang của nhân loại.

Trước các thông tin từ thông cáo báo chí từ Viện bảo tàng đăng tải công khai trên trang web, phía Lý Nhã Kỳ cũng đã xác nhận đây là thông tin chính xác và cô cũng đang chuẩn bị kỹ lưỡng để tới Pháp tham dự sự kiện này thời gian tới.





Triển lãm Mở nút thời trang của viện bảo tàng Les Arts Decoratifs sẽ bắt đầu diễn ra vào ngày 10 tháng 2 năm 2015 kéo dài đến ngày 19 tháng 7 năm 2015. Hiện tại, sự kiện này đang được giới thời trang cao cấp của cả thế giới đón chờ, bởi triển lãm sẽ trưng bày những chiếc khuy áo được làm nên từ các bậc thầy thủ công thuộc nhiều ngành nghề khác nhau như người cung cấp nguyên liệu, thợ thêu dệt, thợ bạc, thợ làm kính, thợ gốm và thợ kim hoàn. Các nghệ nhân này đã kết tinh những tinh tuý của nghệ thuật để làm nên chúng và hơn thế, chúng còn biểu thị sự phát triển của ngành công nghiệp thời trang.

Lần đầu tiên, triển lãm Mở nút thời trang sẽ ra mắt một bộ sưu tập độc đáo và duy nhất trên thế giới. Bộ sưu tập này được thu thập vào năm 2012 với hơn 3000 khuy/cúc có niên đại từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 20. Nó đã được cấp tiêu chuẩn là một di sản văn hóa lớn và nhận được rất nhiều  sự quan tâm từ Ủy ban Tư vấn Tài sản Quốc Gia. Bất chấp về kích thước nhỏ bé, những chiếc khuy áo đã chính thức trở thành những sản phẩm nghệ thuật với đầy đủ các tố chất thiết yếu, vì chúng đã được tạo thành từ các chất liệu vô giá và từ các công nghệ kỹ thuật của sự sáng tạo không ngừng. Chúng đồng thời đã mê hoặc rất nhiều họa sĩ, các nhà điều khắc và những thợ kim hoàn nổi tiếng, những con người đã sáng tạo ra những thiết kế độc đáo duy nhất cho những thương hiệu thời trang sang trọng bậc nhất. Cuộc triển lãm lần này cũng sẽ tiết lộ các nhà tạo mẫu tạo ra khuy áo thế nào và ứng dụng trong lịch sử thời trang ra sao trong chiều dài lịch sử thời trang.



Triển lãm cũng tuyển chọn hơn 100 tác phẩm trang phục nam nữ và phụ kiện dành cho nam nữ được trình bày bởi nhà thiết kế nổi tiếng Eric Benqué. Musée des Arts Décoratifs là bảo tàng về nghệ thuật trang trí và thiết kế tại Paris, Pháp được thành lập từ năm 1905 bởi các thành viên thuộc Hiệp hội Nghệ thuật Trang trí (Union des Arts Décoratifs). Năm 2004, Hiệp hội đổi tên thành Les Arts Décoratifs mà vẫn giữ đúng mục đích ban đầu trong việc bảo vệ các bộ sưu tập, quảng bá văn hóa, giáo dục nghệ thuật và đào tạo chuyên nghiệp và hỗ trợ thiết kế.



Ước tính, có khoảng 86.000 tác phẩm thời trang bao gồm trang phục, phụ kiện và vải từ thế kỷ 17 đến nay được lưu giữ tại Les Arts Décoratifs. Bảo tàng còn là nơi lưu giữ các bộ sưu tập của các nhà thiết kế huyền thoại như: Paul Poiret, Christian Dior và Elsa Schiaparelli, Chanel, Pierre Balmain, hay Yves Saint Laurent… Tất cả những món đồ này chỉ được trưng bày cho khách xem khi bảo tàng tổ chức các buổi triển lãm.

Trong nhiều năm qua, Bảo tàng đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm về thời trang, trang trí lừng danh thế giới và được cả thế giới thời trang, kiến trúc quan tâm.   

T.A.

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao