Vụ bà già trộm đồ trong shop quần áo: Bị tâm thần phân liệt nên được bàn giao về cho gia đình chữa bệnh

Do bà N. có giấy chứng nhận bị tâm thần phân liệt, có hồ sơ quản lý nên cơ quan công an khó xử lý.

Có giấy chứng nhận bị tâm thần phân liệt

Liên quan đến việc bà Phạm Thị N. (SN 1955, quê ở xã Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội), hiện đang trú tại tổ dân phố 19, phường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội, gây ra hàng hoạt các vụ trộm cắp tại các shop quần áo hàng hiệu rồi mang ra vỉa hè bán với giá bình dân khiến cộng đồng mạng vô cùng phẫn nộ.

Vào tối ngày 9/8, một số người là nhân viên của shop quần áo đã bị bà N. thực hiện hành vi trộm đồ đã đến nơi bà N. đang bày hàng bán tại đường Đê La Thành (Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) để đòi lại quần áo.  Đồng thời, trình báo cho Công an phường Giảng Võ để đưa bà N. về trụ sở công an làm việc.

Vụ bà già trộm đồ trong shop quần áo: Bị tâm thần phân liệt nên được bàn giao về cho gia đình chữa bệnh-1
Số quần áo bà lấy trong shop được bày ra vỉa hè bán

Sáng ngày 11/8, Trung tá Bùi Hữu Hưng, Trưởng Công an phường Giảng Võ cho biết, ngay sau khi tiếp nhận thông tin về trường hợp bà N. có hành vi trộm cắp của nhiều shop quần áo, Công an phường Giảng Võ đã cử người về tận địa phương nhà bà N. sinh sống ở xã Chương Dương, huyện Thường Tín.

Về quê ở Thường Tín thì bà N. có hồ sơ động kinh. Bà này có chiêu trò ăn trộm quần áo xong mang đi bán nhiều lần chứ không phải một hai lần. Chúng tôi cũng đã ra thông báo ai từng bị bà N. trộm cắp đến nhận hàng hóa của mình bị mất”, Trung tá Hưng cho biết.

Cũng theo Trung tá Hưng, do bà N. có giấy chứng nhận bị tâm thần phân liệt, có hồ sơ quản lý nên cơ quan công an khó xử lý.

Ngay trong chiều 10/8, cơ quan công an đã bàn giao cho người nhà bắt buộc đưa bà cụ này đi chữa bệnh. Tìm về tổ dân phố 19, phường Hoàng Văn Thụ, nơi bà Phạm Thị N. đang cư trú, trao đổi với chúng tôi, ông Hoàng Đình Tân, Tổ trưởng, tổ dân phố 19 cho biết, bà N. đúng là người đang sinh sống tại tổ 19 cùng con cái. Bà N. có giấy chứng nhận bị bệnh thần kinh và hay đi lang thang.

“Tại địa phương, bà N. chưa từng trộm cắp gì của ai, nhưng tại những nơi khác thì có phản ánh về rằng bà N. đã rất nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp”, ông Tân thông tin.

Về vấn đề này, ông Huỳnh Ngọc Huệ, Chủ tịch UBND xã Chương Dương xác nhận, bà N. từng là người cư trú tại địa phương và là cán bộ đã nghỉ hưu, tuy nhiên bị tâm thần nhiều năm nay.

Bản thân vợ chồng bà N. cũng không còn ở địa phương mà lên thành phố Hà Nội sinh sống cùng các con. Chồng và con bà N. đều là người khỏe mạnh bình thường.

Cần trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi

Để có cái nhìn khách quan hơn về góc độ pháp lý, trao đổi với chúng tôi, Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh cho biết: “Qua những clip tôi thấy rằng bà cụ rất tinh ranh, lợi dụng thủ đoạn sơ hở của nhân viên một tay vơ hàng đút vào bao, một mặt thì nói chuyện với nhân viên để đánh lạc hướng rất chuyên nghiệp.

Vì thế cần phải trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thời điểm phạm tội. Sau khi cơ quan chuyên môn định giá tài sản, nếu giá trị tài sản trên 2 triệu đồng có thể bị xử lý hình sự.

Vụ bà già trộm đồ trong shop quần áo: Bị tâm thần phân liệt nên được bàn giao về cho gia đình chữa bệnh-2
Giấy chứng nhận bà cụ bị tâm thần

Tuy nhiên, nếu trường hợp bà cụ này có giấy xác định tâm thần đã từng đi điều trị tâm thần ở một cơ sở y tế nào đó của bệnh viện thì đó là căn cứ sau này khi xử lý bà về hành vi trộm cắp thì cơ quan tố tụng sẽ tiến hành đưa đi trưng cầu giám định khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Từ đó là căn cứ để xác định bà có bệnh tại thời điểm bà trộm cắp, khả năng nhận thức điều khiển hành vi thế nào? Đã mất khả năng nhận thức chưa hay bị hạn chế?

Nếu trong trường hợp hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi thì vẫn bị đưa ra xét xử về hành vi trộm cắp tài sản và sẽ được xem xét giảm nhẹ hình phạt”, luật sư Thơm nói.

Theo Khám phá


trộm cắp pháp luật

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao