Có người can thiệp vào hệ thống máy bay B777 của Malaysia?

Đó là nhận định của ông Đinh Đức Tuấn - Phó trưởng ban an toàn chất lượng an ninh, giáo viên dạy bay B777 - khi phân tích về vụ máy bay của Malaysia mất tích.

>>> Chuỗi bài sự kiện: Máy bay Malaysia mất tích

Sáng nay (9/3) đã diễn ra cuộc họp của các ban ngành tại Cục hàng không Việt Nam liên quan đến vụ chiếc máy bay Boeing 777 của Malaysia bị nghi rơi xuống biển.

Ông Đinh Việt Thắng - Phó cục trưởng Cục hàng không - cho biết máy bay bị mất tích khi tiếp cận điểm IGARY khoảng 10 dặm thì sóng liên lạc bắt đầu yếu, khi cách điểm IGARY 5 dặm thì bị mất liên lạc hoàn toàn, sóng rada không hoạt động.

Hiện lực lượng cứu hộ nhiều nước tăng cường tìm kiếm tại khu vực biển nghi máy bay bị rơi.


Ông Tuấn nhận định có thể có người can thiệp vào hệ thống bay nên xảy ra tình trạng
mất liên lạc đột ngột.

Trong cuộc họp, ông Đinh Đức Tuấn - Phó trưởng ban an toàn chất lượng an ninh, giáo viên dạy bay B777, người có thâm niên điều khiển máy bay B777 - đã phân tích về việc mất liên lạc đột của máy bay Malayisa.

Theo ông Tuấn, khi xảy ra sự cố, thời tiết hoàn toàn tốt, nên nhiều khả năng máy bay bị hở buồng khí. Tuy nhiên, khi máy bay rơi xuống từ độ cao 10.000 feet thì có khoảng 5 phút để cơ trưởng liên lạc lại với trung tâm điều khiển.

Trường hợp thứ hai, máy bay có thể chết một lúc cả 2 động cơ. Nhưng với điều kiện thời tiết thuận lợi, nó vẫn có thể “lướt” thêm 20 phút. Đây là khoảng thời gian đủ cho tổ lái liên lạc về trung tâm báo cáo tình hình.

Trường hợp thứ 3, có thể bị kẹt động cơ, nhưng theo thống kê của hãng máy bay Boeing chỉ có 9% gặp trường hợp này, hơn nữa B777 có động cơ độc lập nên khó xảy ra kẹt động cơ.

Sau khi đưa ra các giả thuyết, ông Đinh Đức Tuấn nhận định: “Ngay một lúc vừa mất thông tin, rada dưới mặt đất "mù" thì chỉ có thể rơi vào trường hợp có người cố tình can thiệp, tắt hệ thống trên máy bay".

Theo Tri thức

Tin tức mới nhất