Phụ nữ sảy thai có thể bị ngồi tù đến cuối đời

Những thai phụ không may bị sảy thai ở El Salvador phải trải qua hai tầng nỗi đau khi đã mất con lại còn phải đối mặt với án tù lên tới 40 năm.

Khi Mirna Ramirez sinh non 2 tháng, cô bị cảnh sát bắt với cáo buộc giết người và phải ngồi tù 12 năm. Tại El Salvador, đất nước với luật chống phá thai rất khắc nghiệt, trường hợp như của Mirna đã trở nên quá quen thuộc.

“Tôi thật sự không muốn nhắc lại chuyện này”, Mirna Ramírez nhỏ nhẹ chia sẻ về câu chuyện đời mình sau 12 năm rưỡi trong tù. “Tôi bị bỏ tù vì sinh non trước 2 tháng và bị buộc tội cố ý phá thai”.

Bà mẹ 48 tuổi ở San Salvador vừa được trả tự do một năm nhưng cô vẫn luôn bị ám ảnh, sợ hãi vì sự bất công mà điều luật chống phá thai hà khắc nhất thế giới của El Salvador gây nên.

 Sau khi bị sinh non 2 tháng, Mirna Ramirez bị cảnh sát bắt với cáo buộc giết người và phải ngồi tù 12 năm.

Sau khi bị sinh non 2 tháng, Mirna Ramirez bị cảnh sát bắt với cáo buộc giết người
và phải ngồi tù 12 năm.

Lúc đó, Ramirez 34 tuổi và đang mang bầu 7 tháng. Vì đột ngột thấy cơn đau nên cô chạy vào phòng tắm để kiểm tra.

"Đó là lúc đứa bé ra đời", cô kể lại. Cô nhớ lại một người hàng xóm chạy sang giúp nhưng sau đó lại tố cáo cô cố ý phá thai với chính quyền. "Cô ta nói rằng tôi muốn giết con. Tôi cứ tưởng cô ta là bạn, và cô ấy sẽ nói sự thật để giúp tôi, nhưng cô ta lại quá tráo trở".

Một giờ sau, cảnh sát đến và đưa Ramirez tới trại giam.

“Lúc đó, tôi vẫn chưa cầm máu. Tôi còn sống được đến bây giờ là cả một kì tích. Khi bị tạm giam, tôi không nhận được bất kì sự chăm sóc y tế nào. Chuyện xảy ra như một cơn ác mộng vậy. Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ phải vào tù”, Ramirez hồi tưởng lại.

Nhưng sự thật là cô đã phải ngồi tù. Mặc dù đứa bé sống sót nhưng cô vẫn bị buộc tội âm mưu giết con vì người hàng xóm khẳng định đứa bé mà cô mang là kết quả của cuộc ngoại tình với một người đàn ông khác.

Chỉ sau 5 phút giải trình với vị luật sư được chính quyền chỉ định, Ramirez bị kết án 15 năm tù.

Tuy nhiên, Ramirez không phải là trường hợp đặc biệt ở El Salvador. Các tổ chức nhân quyền cho biết, 17 phụ nữ El Salvador đã bị bỏ tù oan chỉ vì sảy thai còn những người bị ngồi tù vì phá thai thì vô số.

Đạo luật hà khắc

Trong khi các quốc gia khác trong khu vực đang nới lỏng luật cấm nạo phá thai thì El Salvador lại siết chặt hơn.

Năm 1973, bộ luật hình sự của nước này quy định thai phụ chỉ được phép phá thai trong trường hợp bị hãm hiếp, thai nhi bị khuyết tật bẩm sinh hay việc mang thai có thể đe dọa tính mạng người mẹ.

Tuy nhiên, luật này bị vô hiệu từ khi hiến pháp sửa đổi mới công nhận con người hình thành từ khoảnh khắc thụ thai. Chính vì vậy, cố ý phá thai hoặc thậm chí sảy thai cũng bị xem như tội giết người và phải lĩnh án 40 năm tù.

 Theo luật tại El Salvador, phụ nữ cố ý phá thai hoặc thậm chí sảy thai cũng bị xem như tội giết người và phải lĩnh án 40 năm tù.

Theo luật tại El Salvador, phụ nữ cố ý phá thai hoặc thậm chí sảy thai cũng bị xem như tội giết người và phải lĩnh án 40 năm tù.

Thế nhưng, điều luật này không thể ngăn cản việc phá thai chui. Theo số liệu của bộ Y tế, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết trong khoảng thời gian từ 2005 tới 2008, có gần 20.000 ca nạo phá thai xảy ra ở El Salvador.

Tuy nhiên, các tổ chức phi chính phủ (NGO) tin rằng con số thực tế cao hơn rất nhiều.

Hệ quả là hàng trăm phụ nữ đã tử vong vì biến chứng sau nạo phá thai chui. Những người bị bắt thì bị bỏ tù. Đối với những người nghèo, những rủi ro về pháp lý và sức khỏe cmà họ phải gánh chịu là rất lớn.

Tại El Salvador, nhiều phụ nữ bị mù chữ và thiếu kiến thức trầm trọng về sức khỏe sinh sản. Khi bị buộc tội, ít người trong số họ có cơ hội được tiếp cận với luật sư. Người có tiền sẽ bay tới Miami, Mỹ để phá thai còn phụ nữ nghèo nếu phá thai thì chỉ còn cách ra tòa.

"Những người phụ nữ này tới bệnh viện mong nhận được sự giúp đỡ nhưng đáng thương thay, họ lại bị đem bỏ tù", Doris Rivas Galindo, thẩm phán tòa án tối cao cho biết. "Điều này không bao giờ xảy ra ở các bệnh viên tư".

Cũng theo thẩm phán Galindo, kháng án của những người nghèo hiếm khi tới được tòa án tối cao. Bà đã kêu gọi tranh luận công khai về việc sửa đổi luật này. Bà chia sẻ đã từng chứng kiến nhiều vụ phụ nữ bị sảy thai nhưng lại bị hàng xóm tố cáo là nạo phá thai.

Trong một phiên tòa khác, một thiếu nữ đã bị buộc tội giết người chỉ vì sinh non, đứa bé không may mắn qua đời còn bản thân cô bé đó còn không biết mình đang mang thai.

"Tôi tuyên bố cô bé vô tội", thẩm phán Galindo kể lại. "Tôi cho rằng cô bé không cần phải ra tòa, nhưng tổng chưởng lý nhất định đòi đưa vụ án ra tòa".

Giới luật sư cũng lên tiếng chỉ trích cảnh sát và công tố viên không phân biệt được giữa sảy thai và nạo phá thai.

"Họ nói rằng phụ nữ phải chịu trách nhiệm chăm sóc thai nhi", Dennis Munoz, đại diện pháp luật cho hai người phụ nữ bị bỏ tù nói.

"Thường là họ cố ý bỏ qua và không có ý định điều tra. Ngoài ra, họ còn bị ảnh hưởng bởi giáo luật. Tôi chứng minh đó là ca sảy thai nhưng tòa án không quan tâm".

Dennies cho rằng các điều luật chống nạo phá thai của El Salvador là những điều luật tồi tệ nhất thế giới vì chúng quy chụp lỗi cho người phụ nữ.

"Nếu một người phụ nữ tới bệnh viện công trong tình trạng xuất huyết và có thể nguy hiểm tới tính mạng thì các bác sĩ vẫn sẽ chữa trị trước rồi sau đó báo cảnh sát", luật sư Munoz cho hay.

Munoz cũng cho rằng điều này không chỉ phá vỡ quy tắc giữ kín bí mật của bệnh nhân trong ngành y mà còn đi ngược lại với y đức của một bác sĩ. Trong một vài vụ, người phụ nữ còn bị còng tay vào giường.

"Đó là một hình thức tra tấn. Họ không thèm quan tâm liệu xem người phụ nữ đó sảy thai do cố ý hay sảy thai tự nhiên".

Guillermo Ortiz, một bác sĩ sản khoa tại bệnh viện phụ sản công lớn nhất nước, thừa nhận các bác sĩ như ông không có lựa chọn nào khác vì nếu không, họ sẽ bị buộc tội đồng lõa.

Theo vị bác sĩ sản khoa này, ngay cả khi người phụ nữ gặp nguy hiểm trong quá trình mang thai, ông vẫn buộc phải tư vấn họ tiếp tục thai kỳ.

Hai năm trước, vụ thai phụ Beatriz suýt mất mạng vì không được phá thai đã gây chấn động toàn cầu. Người phụ nữ 22 tuổi này mang thai một em bé không có não nhưng thẩm phán nhất định không cấp phép cho cô được phá thai.

 Hai năm trước, vụ thai phụ Beatriz suýt mất mạng vì không được phá thai đã gây chấn động toàn cầu.

Hai năm trước, vụ thai phụ Beatriz suýt mất mạng vì không được phá thai đã gây chấn động toàn cầu.

Đến cuối thai kì, Beatriz bị rối loạn chức năng thận, hô hấp yếu và huyết áp thấp. "Nếu chúng tôi hủy thai lúc 12 tuần, có thể thận cô ấy sẽ không sao", Ortiz cho biết.

"Tôi đã hy vọng sau trường hợp đáng tiếc của Beatriz, mọi thứ sẽ thay đổi nhưng có lẽ tôi đã nhầm. Ngay cả các chính trị gia và cả bộ y tế đều không dám động chạm tới vấn đề này", vị bác sĩ chia sẻ.

Các quan niệm lâu đời trở thành rào cản

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy người dân El Salvador không muốn có bất cứ thay đổi nào về luật, kể cả sau trường hợp đáng tiếc của Beatriz hay nhiều vụ trẻ vị thành niên bị hiếp dân dẫn đến có thai.

“Cuộc sống rất đáng quý. Chính vì vậy, không ai được quyền tước đi cuộc sống của một sinh linh dù là bé bỏng”, Carla de la Cayo, chủ tịch Quỹ Yes to Life Foundation, tổ chức giúp đỡ nơi ở cho những phụ nữ mang thai và thuyết phục họ không phá thai, cho biết.

Trong một môi trường như thế này, những phụ nữ bị mất con thường nhận được sự nghi kị nhiều hơn là sự thông cảm.

Theo luật sư Munoz, trong số 17 phụ nữ bị bắt giam vì sảy thai, chỉ có 2 người được tại ngoại. Các trường hợp còn lại đang phải thi hành án tù lên tới 40 năm.

Trong số những trường hợp đáng tiếc trên, có một người phụ nữ tên là Manuela đã phải chết một cách đau đớn trong tù. Bà mẹ hai con được đưa vào bệnh viện cấp cứu khi có dấu hiệu sinh non. Các nhà chức trách buộc tội cô vì đứa bé là con ngoài giá thú.

Cô bị kết án 30 năm tù. Sau khi bị kết án năm 2008, các bác sĩ phát hiện Manuela bị mắc bệnh máu trắng và đây chính là nguyên nhân khiến cô sảy thai. Bà mẹ đáng thương chết trong tù 2 năm sau đó.

Ủy ban Nhân quyền Liên Mỹ sau này đã đưa ra phán quyết cô vô tội. Tuy nhiên, chính quyền El Salvador vẫn chưa có động thái phản hồi hay bồi thường cho hai con gái của Manuela.

                                                                                                             Theo Soha/ trí thức trẻ


Tin tức mới nhất