Vết dầu loang nghi của máy bay mất tích kéo dài 80km

So với hôm qua, vết dầu loang đã rộng hơn khoảng 4 lần, lên 80km và trên vùng biển cách mũi Cà Mau khoảng 150km về hướng tây.

>>> Chuỗi bài sự kiện: Máy bay Malaysia mất tích

10h30,
Thượng tá Hoàng Văn Phong, cơ trưởng chuyến bay mang số hiệu 286 cất cánh vào khoảng 5h sáng nay, cho biết vết dầu loang được phát hiện hôm qua đã rộng lên 80km, gấp 4 lân, cách bờ biển Cà Mau về hướng tây 150km.


Vết dầu loang rộng lên 80km

9h30 ngày 9/3 Tại Trung tâm hiệp đồng điều hành bay (Tổng công ty quản lý bay Việt Nam) diễn ra cuộc họp chỉ huy khẩn. Ông Phạm Hồng Soi, Trưởng ban Tuyên huấn Hải quân vùng 5, cho biết 2 tàu cứu hộ của Hải quân vùng 5 đang đi vào vùng không có sóng liên lạc.

6h30 hôm nay (9/3), Đại tá Lê Dũng Anh, Phó chỉ huy trưởng Trung tâm Quốc gia điều hành tìm kiếm cứu nạn, cho biết 3h sáng 9/3, CSB2001 là chiếc tàu cứu hộ, cứu nạn đầu tiên có mặt tại vùng biển nghi chiếc máy bay của Malaysia mất tích để cứu nạn.

Tuy nhiên, theo ông Dũng vẫn chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy chiếc máy bay mất tích ở khu vực trên. Ngay sau khi tàu CSB2001 tới nơi, tàu CSB2003 cũng đã đến vùng biển này.


Sơ đồ vị trí được cho là nơi chiếc máy bay mất tích và vị trí vệt dầu loang

Riêng tàu HQ 954 tiếp cận vùng nghi máy bay rơi lúc 3h15 ngày 9/3, tàu HQ 637 vào lúc 6h cùng ngày và đang triển khai công tác tìm kiếm cách khu vực phía Nam đảo Thổ Chu khoảng 80 hải lý.

Sáng 9/3, Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát, Chính ủy Hải quân vùng 5, cho biết 2 tàu cứu hộ của Hải quân đã tiếp cận vị trí nghi máy bay Boeing B777-200ER của Malaysia bị rơi. Chuẩn đô đốc Ngô Văn Phát cho hay: “Hình ảnh máy bay chụp nghi là vết dầu loang nhưng cũng chưa thể khẳng định được đây là vết dầu của chiếc máy bay nghi bị rơi".

Theo Đại tá Lê Văn Minh, Chỉ huy trưởng Cảnh sát biển Vùng 4, tàu CSB 2001 và CSB 2002 đã tiếp cận được vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam và Malaysia, đang triển khai các hoạt động tìm kiếm, trên vùng biển trong phạm vi hơn 130 km2 nhưng chưa phát hiện được gì.


Chiếc máy bay số hiệu 286 chuẩn bị cất cánh từ sân bay Tân Sơn Nhất

Tại sân bay Cà Mau, 2 hai chiếc trực thăng Mi 17102 và Mi 17104 của không quân Việt Nam (thuộc Trung đoàn 917 - Sư đoàn 370) cũng đang chờ lệnh cất cánh trong sáng 9/3.

Đại tá Phạm Văn Phong, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Cà Mau, cho biết hiện các lực lượng ứng trực công tác cứu hộ đã sẵn sàng.

Trong đó, Malaysia 6 máy bay, 6 tàu; Trung Quốc 2 máy bay, 14 tàu; Philippine 1 máy bay, 3 tàu; Singapore 1 máy bay và Việt Nam 3 máy bay, 6 tàu.

Trong khi đó, sáng nay, 2 máy bay mang số hiệu AN26 số hiệu 286 và 261 đã xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất để tham gia tìm kiếm máy bay của hãng hàng không Malaysia bị mất tích.

Trước đó, tối ngày 8/3, ông Vũ Thế Chiến, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, cho hay chiếc máy bay AN 26 lúc 17h17 đã phát hiện 2 vết dầu có chiều dài 15 - 20 km, rộng 500m, cách vị trí được cho là máy bay bị mất tín hiệu khoảng 115 km.


Ông Vũ Thế Chiến cùng các cán bộ làm việc trắng đêm tại văn phòng Ủy ban Quốc
gia tìm kiếm cứu nạn

Tuy nhiên, đây chỉ là một thông tin tham khảo, không cơ sở để khẳng định là vết dầu từ máy bay mất tích. "Không loại trừ đó là một vết dầu của tàu khác gây ra”, ông Chiến nói.

Theo thông tin từ một chuyên gia hàng không, máy bay Boeing 777 sử dụng dầu máy bay loại nhẹ (TC1), nên khi hòa vào nước biển khó để lại vết dầu rõ rệt.

Trong một diễn biến khác, Văn phòng hợp tác Quân sự Hoa Kỳ tại Hà Nội, phía Malaysia thông tin phát hiện có đám rác trôi ở vị trí 6 độ 42 và 103 độ 29 phút vào lúc 17h30 ngày 8/3.

Ông Vũ Thế Chiến cũng cho biết, tàu Cảnh sát biển (CSB 2001) xuất phát tại tọa độ 6 độ 49 phút và 105 độ 30 phút, với vận tốc 22 hải lý/giờ và vào 3h sáng ngày 9/3 đã đến điểm dự đoán máy bay mất tích. Trong khi đó, tàu 2003 cũng đến vào lúc 4h cùng ngày.



Theo Tri thức

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao