Tắm bể bơi, khám phụ khoa... cũng có thể dính cúm A/H1N1

Một nhân viên y tế có dấu hiệu bị lây nhiễm cúm sau khi tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm A/H1N1. Một phụ nữ đi khám phụ khoa có tiếp xúc với bệnh nhân bị cúm A/H1N1 tại một bệnh viện, về nhà đã dương tính với bệnh này.

Trước tình hình bệnh cúm A/H1N1 lây lan, ngày 12.6, GS.TS Đặng Đức Anh, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết: Cúm A/H1N1 đang chiếm khoảng 40% trong nhóm các chủng virus cúm mùa thông thường lưu hành hàng năm và gây bệnh ở người. Từ đầu năm 2018 đến nay, kết quả giám sát cúm từ hệ thống giám sát quốc gia ghi nhận virus cúm A/H1N1 chiếm tỉ lệ cao hơn so với các chủng virus cúm mùa khác. Hơn 40% còn lại là cúm B và cúm A/H3N2.

Cũng theo GS.TS Đặng Đức Anh, hiện cúm A/H1N1 đang lây lan ở nhiều tỉnh, thành miền Nam, nơi có khí hậu nắng nóng. Virus cúm lây truyền từ người sang người theo đường hô hấp, qua các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng khi người bệnh ho, hắt hơi, hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa virus rồi qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng. Do đó, nếu một người mang mầm bệnh từ vùng có dịch thì bệnh sẽ lây lan rất nhanh. Ngoài ra, cũng không loại trừ việc đi lại, giao lưu đi lại giữa các vùng miền cũng thuận tiện hơn nên nếu người chưa có miễn dịch hoặc cơ thể dễ cảm nhiễm thì dễ dàng mắc bệnh.
 


Bể bơi cũng là môi trường dễ lây lan cúm A/H1N1


Virus cúm H1N1 là loại virus có sức lây lan vô cùng mạnh mẽ, bất cứ ai cũng có thể bị virus tấn công, từ trẻ em mới sinh cho tới người già, ngay cả những người khỏe mạnh cũng có nguy cơ lây nhiễm cao. H1N1 có khả năng bùng phát và trở thành dịch lớn trên cả nước. Sở dĩ virus có khả năng lây lan mạnh mẽ đến vậy là do cơ chế lây truyền và khả năng tồn tại của vi khuẩn.

Virus H1N1 có khả năng tồn tại trong môi trường ngoài rất lâu. Cụ thể, nó có thể sống 2 ngày “bám dính” trên những đồ dùng gia đình như bàn, ghế, tay nắm cửa, công tắc đèn… Trong quần áo của con người, vi khuẩn tồn tại được trong 12 giờ. Trong môi trường nước 0 độ C, virus H1N1 có thể sống tới 1 tháng. Người bình thường vô tình tiếp xúc trực tiếp với virus có khả năng nhiễm cúm rất lớn. Tỉ lệ tử vong khi nhiễm phải virus cúm H1N1  từ 0-4%. Mức độ tử vong phụ thuộc vào quá trình bệnh phát triển, nếu được chẩn đoán phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể dễ dàng vượt qua những biến chứng nguy hiểm của cúm H1N1.

Về ổ dịch cúm A/H1N1 tại các tỉnh phía Nam, PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), cho biết: Ở đây, dịch cúm A/H1N1 đã được khống chế, nhưng cúm A/H1N1 có khả năng tấn công sâu vào tế bào phổi, gây viêm phổi và thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Các biện pháp phòng chống dịch cúm A/H1N1 vẫn cần được nâng cao.
 

Theo Lao Động


bệnh dịch

Tin tức mới nhất