'Nhiều đàn ông cho mình quyền được quấy rối phụ nữ'

Theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, không người phụ nữ nào lại không trải qua ít nhất một lần trong đời bị quấy rối tình dục, không ở nơi này thì ở nơi khác.

Trao đổi về bộ “Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục (QRTD) tại nơi làm việc”, tiến sĩ Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội cho rằng, đây là một bước tiến. QRDT khá phổ biến nhưng ít được quan tâm vì ở Việt Nam, chủ đề này nhạy cảm. Nhiều phụ nữ là nạn nhân nhưng không dám lên tiếng do xấu hổ và sợ bị đánh giá. Nữ Viện trưởng cho hay, câu tục ngữ Việt Nam “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta trêu” đã bao biện cho hành vi QRTD đối với phụ nữ từ bao đời nay. Xã hội Việt Nam coi việc đàn ông chọc ghẹo và sàm sỡ phụ nữ là tự nhiên. Chính vì vậy rất nhiều người đàn ông cho mình quyền được nghiễm nhiên quấy rối chị em. Còn phụ nữ thì chỉ biết chịu đựng câm lặng vì thường không được bênh vực.

Theo tiến sĩ
Theo tiến sĩ Khuất Thu Hồng, nhiều người đàn ông cho mình quyền được nghiễm nhiên quấy rối chị em mà không bị lên án

Tiến sĩ Khuất Thu Hồng nhận định, không người phụ nữ nào lại không trải qua ít nhất một lần trong đời bị QRTD, không ở nơi này thì ở nơi khác. Hành vi này có thể chỉ là những ánh mắt thô bỉ, những lời lẽ tán tỉnh nhưng cũng có thể là những hành động sàm sỡ, xúc phạm nghiêm trọng đến thân thể và danh dự của nạn nhân.

Các nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới - gia đình - phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) vài năm trước hay nghiên cứu của bà về QRTD ở nơi làm việc, trường học và các địa điểm công cộng tại Hà Nội và TP HCM từ năm 1999 đều khẳng định rằng đây là vấn nạn.


Theo nghiên cứu do Bộ LĐTB&XH thực hiện với sự hỗ trợ của ILO trong năm 2012, phần lớn các nạn nhân bị quấy rối ở Việt Nam là lao động nữ tuổi từ 18 đến 30.

Tuy nhiên, các yếu tố văn hóa và nỗi sợ bị mất việc khiến nhiều nạn nhân không trình báo sự việc.
Nghiên cứu của CSAGA cho thấy, có những phụ nữ đã phải chuyển nơi làm việc nhiều lần; có các cháu học sinh sợ không dám đến trường hoặc không dám đi một mình ở nơi công cộng. Điều đáng nói là nạn nhân thường không được bảo vệ và bênh vực mà trái lại thường bị nghi ngờ, chê trách bởi bạn bè, đồng nghiệp, cha mẹ và những người xung quanh.

Những phụ nữ bị QRTD tại công sở có thể bị đồng nghiệp nghi ngờ, đố kỵ, chồng con ghen tuông. Các cháu gái bị quấy rối ở trường học hoặc nơi công cộng có thể bị cha mẹ rầy la cho là có hành vi gây sự chú ý của kẻ xấu hoặc sau đó sẽ bị cấm đoán hạn chế ra khỏi nhà …

 "Có một nghịch lý là sự trừng phạt không dành cho thủ phạm mà cho nạn nhân. Quan niệm truyền thống 'trọng nam khinh nữ' chính là cội nguồn của vấn nạn này" - tiến sĩ Khuất Thu Hồng cho biết.

 Ở góc nhìn thực tế, dù ủng hộ sự ra đời của bộ quy tắc, nhưng tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Giám đốc Trung tâm Điều tra dư luận xã hội (Viện Xã hội học) lại hồ nghi về việc vận dụng, đưa bộ quy tắc này vào cuộc sống.

Theo tiến sĩ Bình, chuyện QRTD nơi công sở là chuyện không quá hiếm nhưng tính đúng sai của lĩnh vực này lại khá mong manh. Việc thu thập chứng cứ để cấu thành tội lại càng khó. Nhiều vụ hiếp dâm bằng chứng rõ ràng, nạn nhân vẫn ngại không tố giác tội phạm vì sợ bị dư luận đánh giá, ảnh hưởng tới danh dự cá nhân.

 Các vụ lạm dụng với những bằng chứng không rõ ràng đòi hỏi các cơ quan chức năng phải điều tra lâu, tranh tụng qua lại nhiều sẽ là rào cản để nạn nhân đứng lên bảo vệ chính mình. "Nếu không nghiên cứu kỹ, không phân định rành mạch, trong trường hợp sếp quấy rối nhân viên, bộ quy tắc ứng xử sẽ không đủ sức bảo vệ người lao động.

Hoặc ngược lại, nó lại trở thành công cụ để nhân viên 'tấn công' người lãnh đạo bằng việc vu khống" - tiến sĩ Bình nhận định. Trong khi đó, tiến sĩ Đào Lệ Thu (Đại học Luật Hà Nội) cho biết, dù Bộ luật Lao động cấm hành vi quấy rối nơi làm việc nhưng không có các nghị định đi kèm. Vì thế, quấy rồi tình dục có thể là cơ sở để nhân viên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Vì thế, tiến sĩ Thu đề nghị việc sửa đổi Bộ luật Hình sự cần có quy định một tội mới là “tội quấy rối tình dục”, trong đó có nhiều mức khác nhau, quy định các yếu tố cấu thành.


Theo Zing


Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao