So sánh thú vị giữa 'Võ Mị Nương truyền kỳ' và lịch sử

Độ “hot” của siêu phẩm cổ trang bom tấn Võ Mị Nương Truyền Kì vẫn không ngừng nóng lên từng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ nồng nhiệt từ phía người xem lẫn độ “ngưỡng mộ” về sự đầu tư, tâm huyết của đoàn phim, Võ Mị Nương truyền kỳ còn bị "soi" về một số tình tiết chưa khớp với lịch sử.

1. Thuyết trị ngựa dữ

Trong phim, có một phân đoạn Hoàng thượng ban tặng cho Võ Mị Nương một con Sư Tử Thông. Con ngựa vốn dĩ hiền lành, lại có duyên với Mị Nương nên Vi Quí Phi trở nên ghen tức và cố tình bày mưu hãm hại. Vi Phi hạ độc con ngựa, khiến nó trở nên hung hăng và để cứu Trĩ Nô trong cuộc săn bắn, Võ Mị Nương đành phải giết Sư Tử Thông. Tuy nhiên, những ghi chép lịch sử về sự việc này khá khác.





Trong lịch sử nhà Đường của Trung Quốc, Đường Thái Tông được Tây Vực tặng một con ngựa rất dữ tên là Sư Tử Thông. Võ Mị Nương xin ra trị ngựa, với ba thứ là một cây roi sắt, một cái búa sắt và một dao nhọn. Đường Thái Tông hỏi dùng những thứ đó để làm gì thì Võ Mị Nương trả lời rằng: "Trước hết dùng roi sắt mà đánh nó bắt khuất phục; nếu không chịu thì dùng búa sắt đánh vào đầu nó; còn nếu dùng búa sắt đánh vẫn không được thì dùng dao đâm chết nó đi, vì thứ không trị được thì để làm gì?". Bà đã dùng roi sắt đánh ngựa, nhưng ngựa vẫn không phục, tiếp đó bà dùng gậy sắt đập vào đầu ngựa, ngựa vẫn không phục. Bà liền rút dao đâm vào cuống hầu ngựa. Vua thấy vậy liền lệnh thôi không thuần ngựa nữa.

2. Sự xuất hiện của Trịnh Uyển Ngôn

Trong Võ Mị Nương Truyền Kì, Trịnh Uyển Ngôn đã được huấn luyện để trở thành một Hoàng Hậu Văn Đức thứ hai nhằm chiếm lấy tình cảm của hoàng thượng. Ngay từ khi lên mười, nàng đã phải “học” tất cả những cử chỉ, lời nói giống hệt người vợ quá cố của vua để có cơ hội báo thù cho gia tộc.



Tuy nhiên, vốn có số “bạc mệnh”, xuất hiện không được mấy tập Trịnh Tiệp Dư đã chết một cách “lãng xẹt” khi thậm chí còn chưa lấy được tình cảm của vua. Đương nhiên kế hoạch trả thù ròng rã biết bao năm của gia tộc cũng bị bỏ ngang bởi cái chết của nàng. Và, trong lịch sử hoàng triều nhà Đường, sự kiện này hoàn toàn không có, thậm chí các phiên bản trước của Võ Tắc Thiên cũng không có câu chuyện “bên lề” này.

3. Gương vỡ
Võ Mị Nương truyền kỳ có cảnh quay Vi Quí Phi tức giận đập vỡ gương. Tuy nhiên, theo lịch sử,  thời Đường vẫn sử dụng gương làm bằng đồng, chứ chưa có gương làm bằng thủy tinh.

4. Thứ tự thời gian



Võ Mị Nương Truyền Kì kể rằng thái tử Lý Thừa Càn dũng mãnh, uy nghiêm; do bất ngờ bị ám hại nên đã liệt một chân. Sau đó vì mặc cảm thân thể, lại thêm nỗi sợ bị truất ngôi nên thái tử đã nghe những lời xúi giục. Tuy nhiên, thái tử vẫn còn rất tận trung nên khi Tề Vương làm phản, thái tử không những không cấu kết với Tề Vương mà còn sai quân bảo vệ hoàng thượng khỏi thích khách. Như vậy trong Võ Mị Nương truyền kỳ, Tề Vương tạo phản trước sau đó mới đến thái tử Thừa Càn nhưng trong lịch sử thì hoàn toàn ngược lại.

5. Lời tiên tri

Trong lịch sử, có một lần nhà vua hỏi Lý Thuần Phong rằng: “Ai sẽ là người làm mất giang sơn của Trẫm, ai sẽ là người đăng cơ, triều đại mới nào sẽ bắt đầu, khanh hãy nói rõ ràng cho Trẫm biết.” Sau đó, Lý Thuần Phong không dám tiết lộ thiên cơ, nhà vua bèn dẫn Lý Thuần Phong lên lầu cao vào cung cấm, được cho là không đụng trời không đụng đất, bấy giờ, Lý Thuần Phong mới dám từ từ tiết lộ: “Người này có cây thương không rời thân, hai mắt mọc trên Trời.” (Nói về Võ Tắc Thiên đoạt ngôi vua. Tắc Thiên họ Võ 武, tức là “chỉ có: 止” ghép với “cây thương: 戈” , tên là Chiếu 曌 tức là “2 mắt: 目目” mọc ở trên “Trời: 空”). Nhà vua vì lo lắng, có ý định giết chết nguồn gốc sinh tai hoạ nhưng Lý Thuần Phong lại can ngăn, nói với nhà vua đây là thiên ý, nếu giết thì Trời sẽ giáng hoạ vào đất nước.



Còn khi vào đến phim, Lý Thuần Phong tự tìm đến cung vua lúc nửa đêm và tâu rằng: “nhà Đường ba đời diệt vong, nữ chủ võ thị.”

Quỳnh Nhi
Theo Vietnamnet


Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao