Tại sao phim Châu Á không thể “vượt mặt” Hollywood?

(2Sao)- Ngay cả khi được “nâng cấp” ở tất cả các khâu nhưng các bộ phim của Châu Á vẫn không thể “vượt mặt” Hollywood.

Kinh phí đầu tư

Không hề sai khi đạo diễn người Mỹ David Worth chia sẻ, “Hollywood không biết làm phim kinh phí thấp”.

Trung bình, các bộ phim bom tấn về siêu anh hùng như The Avengers, Iron Man, X-men... cho đến phim tình cảm như Titanic, viễn tưởng như The Hobbit, Avatar... và thậm chí là các bộ phim hoạt hình như Big Hero 6, Tangled,… đều có mức kinh phí trên 200 triệu USD. Ngay cả những sản phẩm thuộc dòng phim độc lập mức kinh phí thấp nhất cho một bộ phim cũng đạt ngưỡng 5 - 10 triệu USD.






Những bộ phim “triệu đô” của Hollywood.

Tuy nhiên, ở Châu Á, kinh phí cho một bộ phim lại thấp hơn hẳn. Tại Hàn, kinh phí đạt mức “khủng” chỉ gói gọn từ 50 triệu USD trở xuống như Snowpiercer (Chuyến tàu băng giá) – 40 triệu, The Admiral: Roaring Currents (Đại thủy chiến) – 15 triệu... Ở Trung Quốc, các nhà làm phim chi mạnh tay hơn, nhưng kinh phí cũng chỉ ở mức gần 100 triệu USD như Kim Lăng Thập Tam Thoa - 94 triệu, Xích Bích - 80 triệu, Đại Náo Thiên Cung - 60 triệu, Võ Mị Nương Truyền Kì - 60 triệu…


“Siêu phẩm” Snowpiercer với kinh phí cao nhất cũng chỉ 40 triệu đô.


Hoa Ngữ chi mạnh tay hơn với Kim Lăng Thập Tam Thoa – 94 triệu đô.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, mức kinh phí dành cho điện ảnh của Châu Á chỉ bằng một nửa Hollywood. Và cũng chính vì vấn đề kinh phí này mà chúng ta có thể nhận ra sự khác biệt ở mức độ hoành tráng trong cách thức làm phim của Châu Á và Hollywood.

Kịch bản nghèo nàn

Với phim Hàn, kịch bản muôn thuở là nam chính và nữ chính sẽ vướng vào những vấn đề như ngoại tình, mẹ chồng nàng dâu, các loại bệnh nan y... để bị “chia loan rẽ thúy”, tạo nên một chuyện tình lâm li bi đát.

Trung Quốc đa dạng hơn nhưng vài thập kỷ qua truyền hình hay điện ảnh đều xoay quanh những câu chuyện muôn thủa như bộ ba Bao Thanh Thiên – Triển Chiêu – Công Tôn Sách, Tây Du Ký, một dàn các bí kíp võ lâm trong tiểu thuyết Kim Dung hay những bộ chuyển thể từ ngôn tình hiện đại lẫn cổ trang với những tình tiết rung động long người…


Bản Tình Ca Mùa Đông với kịch bản lâm li bi đát, đặc trưng chất “Hàn”.




Tây Du Ký, Bao Thanh Thiên,… Những bộ phim kinh điển của điện ảnh Hoa ngữ.

Trong khi đó, Hollywood mang lên màn ảnh các vấn đề cuộc sống ở mọi góc cạnh từ khoa học viễn tưởng, tâm lý tình cảm, thể thao điện ảnh... cho đến hoạt hình, nhạc kịch. Họ luôn mang đến những cái nhìn đa chiều về cuộc sống và biết cách để biến mọi thứ trở thành nghệ thuật. Chính điều đó đã luôn giữ Hollywood ở vị thế cao nhất trong làng nghệ thuật thứ 7.

Tiêu chuẩn diễn viên

Tại sao các giải thưởng của Oscar hay những buổi Liên Hoan Phim Canes, … đều chủ yếu dành cho phim Mỹ, diễn viên Châu Âu ? Để trả lời được câu hỏi, chúng ta cần có sự so sánh giữa diễn viên Châu Âu và Châu Á.

Khi Châu Á quan trọng cái đẹp nhân tạo đễn nỗi vô tình “giẫm nát” vẻ tự nhiên thì Châu Âu hoàn toàn ngược lại. Hãy để ý Katniss trong Đấu Trường Sinh Tử, chính sự tự nhiên của từng cảnh đau lòng, tức giận, căm thù tới yêu thương, nhung nhớ đã đưa nhân vật Katniss do Jennifer Lawrence thủ vai dễ dàng đi vào lòng người hơn. Một bộ phim dù đẹp, thơ mộng từ cảnh cho tới người, nhưng khi mọi thứ đều như trong mơ thì chắc chắn khán giả sẽ không thể đồng cảm với bộ phim.


Diễn viên Jennifer Lawrence trong “Đấu trường sinh tử”.

Bên cạnh đó, một trong những điều sai lầm của điện ảnh Hàn Quốc lẫn Trung Quốc đó là đặt ngoại hình lên hàng đầu. Đạo diễn Quỳnh Dao (Trung Quốc) cũng đã đưa ra điều kiện để lọt vào mắt xanh của cô chính là một người biết khóc làm sao thật đẹp, ông “trùm” màn ảnh Trương Nghệ Mưu thì lại cho rằng, "Ăn hình hay không mới quyết định sự nghiệp có thành sao hay không". Chính điều này đã vô tình khiến nền điện ảnh Châu Á thiếu mất sự đa dạng, những cái duyên ngầm của người nghệ sĩ và quan trọng, đánh mất đi điều kiện tối thiểu để đánh giá một bộ phim – sự tự nhiên. Một tác phẩm mà người xem coi xong đều cảm thấy gượng ép, liệu có thành công hay không?

Diễn viên Châu Á không hề thua kém so với diễn viên Hollywood, nhưng vì quan niệm về cái đẹp, coi trọng bề ngoài đã khiến cho nền điện ảnh Châu Á chỉ có thể mãi bước sau Hollywood. Đây là điều mà chúng ta cần phải cải thiện và thay đổi. 

Kỹ xảo điện ảnh

Là một trong những phần quan trọng nhất của một bộ phim, kỹ xảo điện ảnh đã trở thành điểm mấu chốt trong những bom tấn của Hollywood. Những nhà làm phim Mỹ không ngại chi cả trăm triệu USD để mô phỏng cảnh quái vật ngoài hành tinh tàn phá Trái Đất hay các siêu anh hùng đánh nhau… trong hai giờ đồng hồ. Và “tiền nào của nấy”, kỹ xảo điện ảnh của Hollywood luôn bỏ xa các đối thủ khác. Phim Hàn, Trung Quốc, Ấn Độ, Hong Kong, Việt Nam, Thái Lan… đều cần phải cải tiến kỹ xảo để bắt kịp công nghệ hiện đại của thế giới.


Thành phố New York hoa lệ ở thập niên 1920 trong "The Great Gatsby"
trước và sau khi được các nhà làm phim “phù phép”.

Quỳnh Nhi
Theo Vietnamnet



Tin tức mới nhất