Một ngày nào đó, có thể những điều này sẽ cứu sống bạn

Cuộc sống luôn tồn tại những điều bất ngờ, bạn không thể lường trước được tác động từ nó tới bạn là tốt hay xấu, vậy thì hãy học cách đối phó ngay từ bây giờ với những lưu ý cơ bản sau.

Chúng ta đều đã quá quen thuộc với các quy tắc đảm bảo an toàn trong cuộc sống. Tuy nhiên đôi khi biết mà vẫn làm, và tất nhiên những thứ tưởng chừng nhỏ nhặt đó lại ảnh hưởng không nhỏ tới tiền bạc, sức khỏe hay nghiêm trọng hơn là tính mạng của chính bạn.

1. Không sử dụng điện thoại trong khi đi bộ

Cả sức khỏe và sự an toàn của bạn đều không ghi điểm cho thói quen có hại này. Với não bộ, để đồng thời điều khiển cơ thể làm tốt cả hai việc là một thách thức lớn. Và bạn có bao giờ nghĩ sẽ ra sao khi bản thân vừa đi trên phố đông, vừa sử dụng điện thoại di động? Bạn sẽ tránh được bao nhiêu rủi ro trên đường khi ý thức cùng tầm nhìn bị hạn chế?

 

 

2. Loại bỏ các điểm mù bằng cách điều chỉnh gương xe

Việc điều chỉnh gương chiếu hậu có thể giúp bạn loại bỏ tất cả các điểm mù xung quanh mình. Hãy điều chỉnh ngay ngắn và phù hợp với tần nhìn của mình để luôn biết được chiếc xe nào ngay sau bạn, chiếc nào bên trái, chiếc nào bên phải, tuy đơn giản, nhưng đây lại là một trong những biện pháp cơ bản để hạn chế rủi ro khi đi trên đường.

 

 

3. Lựa chọn quần áo cho thời tiết lạnh thế nào là thông minh?

Những người hay đổ mồ hôi thường tỏa nhiệt nhanh và rất nhiều, cho dù đó chẳng phải là mùa hè đi chăng nữa, vì vậy để giữ ấm cơ thể, chìa khóa ở đây là phải làm thế nào để giữ cho da luôn khô ráo, càng lâu càng tốt. Nếu bạn là một người hay đổ mồ hôi, hãy tìm tới áo len thay vì cotton, bởi chúng hấp thu độ ẩm tốt và giữ ấm rất tuyệt vời.

 

 

4. Đừng làm phồng áo phao cứu sinh khi nước tràn vào máy bay

Các chuyên gia hàng không khuyên rằng, việc quá lạm dụng áo phao cứu sinh cũng như làm phồng chúng quá mức sẽ khiến bạn nổi lên nóc cabin và không thể di chuyển được, tất nhiên lúc đó bạn sẽ chẳng nhận được sự giúp đỡ nào cả. Lời khuyên ở đây là: khi máy bay chẳng may gặp nạn, nước tràn vào trong khoang, điều bạn cần phải làm là mặc áo phao, hít một hơi thật sâu và cố gắng bơi ra khỏi máy bay.  Lưu ý, chỉ khi rời khỏi máy bay rồi mới nên làm phồng áo phao.

 

 

5. Xử lý thế nào khi bị nghẹn thức ăn?

Khi bị nghẹn thức ăn, hãy nhờ tới sự giúp đỡ từ một người khác và làm như sau:

Vòng tay trước bụng người bị nghẹn, ngón cái của bàn tay phía dưới đặt ngay trên rốn của người đó. Nắm tay bàn tay thật chặt và di chuyển vòng tay lên trên phía xương sườn, dùng lực thật mạnh. Lặp lại như vậy nhưng với tốc độ ngày càng nhanh hơn, cho đến khi thức ăn làm họ nghẹt thở được đẩy ra ngoài. Nếu không có người giúp đỡ, bạn có thể tựa mình úp lên cạnh bàn, lan can, ghế, hai tay còn lại bấm bụng để tạo áp lực cho đến khi phần thức ăn được loại bỏ.

 

 

6. Luôn mang theo thuốc chống dị ứng


Bạn không thể biết được rằng thời điểm mà dị ứng tấn công bạn là lúc nào, vì vậy, hãy chắc chắn rằng mình luôn có sẵn một vỉ thuốc dị ứng trong tay, không chỉ để giúp bạn, mà còn để giúp đỡ người khác. Đặc biệt khi bạn chuẩn bị tham gia một buổi cắm trại, hay sắp có một chuyến đi dài.

 

 

7. "Quy tắc 3” cho giới hạn chịu đựng


Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, trung bình con người không thể sống sót nếu thiếu không khí 3 phút, không có nơi trú ẩn trong thời tiết khắc nghiệt trong vòng 3 giờ, không có nước uống trong vòng 3 ngày và không có thức ăn trong vòng 3 tuần.

 

 

8. Khi đang nấu ăn và chảo của bạn bị bắt lửa


Nước không phải là giải pháp thông minh để dập tắt một đám cháy bằng chất béo hoặc dầu, thậm chí nước chỉ làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Vì vậy, tất cả những gì bạn cần làm khi đang nấu ăn chảo bắt lửa là dùng một chiếc vung đậy chảo lại, nguồn cung cấp lcuar lửa là oxy sẽ bị cắt đứt.

 

 

9. Đừng vội loại bỏ dao hoặc vật nhọn ra khỏi vết thương


Các chuyên gia về y tế cho rằng, trong mọi trường hợp, đừng vội loại bỏ dao hoặc vật nhọn ra khỏi vết thương, chừng nào chúng còn ở trên vết thương, chừng đó vết thương được cầm máu. Tất cả những gì bạn cần làm cho bước sơ cứu đầu đó là cố gắng giảm chảy máu hơn nữa trong khi chờ đợi sự giúp đỡ từ bộ phận y tế.

 

 

10. Luôn cẩn thận trước ba phút trước khi cất cánh và tám phút trước khi hạ cánh


Theo các nhà nghiên cứu, 80% tai nạn máy bay xảy ra trong khoảng thời gian cụ thể. Và cách tốt nhất để xử lí mọi vấn đề đó là dành vài phút trước khi máy bay cất cánh hoặc hạ cánh để tập trung, cũng như ghi nhớ những gì cần làm trong trường hợp khẩn cấp.

 

 

11. Trong một vụ hỏa hoạn, hãy cố gắng tiếp xúc càng gần mặt đất càng tốt


Mối đe dọa lón nhất trong các vụ hỏa hoạn không phải là lửa, mà là carbon monoxide trong khói. Vì vậy, để tránh hít phải khí độc, hãy cố gắng tiếp xúc gần sàn nhà là tốt nhất, cho tới khi bạn đã vượt qua được khu vực nguy hiểm.

 

 

12. Nếu đột nhiên cảm thấy không khỏe, hãy yêu cầu sự giúp đỡ từ một người


Có một hiện tượng tâm khí khá phổ biến, đó là sự khuếch tán trách nhiệm khi có ai đó kêu gọi sự giúp đỡ. Để mọi thứ trở nên đơn giản và hiệu quả hơn, bạn chỉ cần tìm đến sự giúp đỡ từ một người cụ thể là đủ.

 

 

13. Luôn mang theo mình một chiếc đèn pin

Các chuyên gia cho rằng: đèn pin là một thứ vũ khí hiệu quả trong trường hợp bị quấy nhiễu hay cuộc phục kích bất ngờ. Nếu bạn nhận thấy một người có vẻ ngoài đáng ngờ, rõ ràng là có khả năng sẽ tấn công bạn, thì hãy chiếu thẳng ánh sáng đèn pin vào mặt họ, tạm thời đối thủ sẽ mất phương hướng, còn bạn có thể tranh thủ thời điểm đó để chạy thoát.

 

 

14. Luôn nhớ các quy tắc cơ bản khi xảy ra hỏa hoạn

Khi phải đối mặt với những thứ chưa hề có kinh nghiệm, chúng ta thường rơi vào trang thái hoảng loạn, không biết phải làm gì để tự cứu mình. Và đó cũng chính là lí do khi gặp phải hỏa hoạn, bạn nên nghĩ đến những chỗ thoát hiểm trước tiên.

 


15. Luôn mang theo giấy tờ tùy thân

Hãy luôn chắc chắn rằng bản thân có mang theo một số giấy tờ tùy thân, những tài liệu về thông tin y tế như loại máu, phản ứng dị ứng,... của bạn. Bằng cách này, nếu chẳng may có điều gì bất ngờ xảy ra, thì ngay cả một người lạ cũng có thể cung cấp cho bạn sự hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả. Cũng đừng quên danh sách liên lạc cá nhân, số điên thoại của những người thân quen để cảnh báo trong trường hợp khẩn cấp.

 

 

(Bright side)

Châm Phạm

Theo Vietnamnet


cẩm nang cuộc sống sống trẻ

Tin tức mới nhất