Dấu hiệu đầu nguy hiểm của 'trầm cảm sau sinh' mà bạn thường bỏ qua

Sự có mặt của một thành viên nhỏ trong gia đình là thời điểm hạnh phúc nhất trong cuộc đời, tuy nhiên những áp lực về sau lại dễ đẩy các bà mẹ vào trạng thái trầm cảm không đáng có.

Bạn có thể hình dung viễn cảnh trong tương lại sẽ tươi đẹp đến thế nào khi nhận ra mình đã bắt đầu mang thai. Nhưng sự nặng nền của cơ thể, những căng thẳng, khó chịu vì sự thay đổi nội tiết sẽ khiến bạn vỡ mộng, thậm chí là rơi vào tình trạng trầm cảm trong hoặc sau quá trình mang thai.

Trầm cảm không gặp ở tất cả các bà mẹ, nhưng nó vẫn diễn ra và nhiều khi bỏ lại hậu quả vô cùng nghiêm trọng.

Trên thực tế, trầm cảm trong và sau khi sinh hoàn toàn có thể khắc phục được, chỉ cần bạn nắm rõ 9 dấu hiệu này và sẵn sàng cải thiện lối sống để mọi thứ đi theo hướng tích cực hơn.

Buồn và khóc liên tục

Đây là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất có thể nhận thấy ở các bà mẹ. Kể từ khi biết mình sắp có con, không hiểu vì lý do gì mà bạn luôn muốn khóc, thậm chí bạn còn chảng biết lý do đó có đáng để rơi nước mắt hay không.
 


 

Không chỉ việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai, thiếu ngủ và kiệt sức cũng dồn các bà mẹ rơi vào tình trạng này. Nếu nhận thấy gần đây tâm trạng bất ổn hơn bình thường, hãy tìm tới người thân hoặc bạn bè để giải tỏa.

Luôn cảm thấy lo lắng
 


 

Lo lắng là trạng thái bình thường của bà mẹ sắp có một bé con đến bên đời, nhưng thường xuyên cảm thấy lo lắng, bồn chồn thì lại là chuyện khác. Mức độ lo lắng cũng rất khó để phân biệt được, nhưng chúng tác động khá nhiều tới phản ứng của thai nhi, nhất là nỗi lo về những thứ bạn không thể kiểm soát. Hãy nói với người thân về vấn đề của mình, hoặc tìm tới bác sĩ để nhận được tư vấn phù hợp khi sự lo lắng mãi không kết thúc.

Dễ tức giận
 


 

Tất cả mọi thứ đều có thể là lý do khiến bạn nổi điên. Bạn chỉ muốn ném vỡ tất cả mọi thứ và la hét mà không thể kiểm soát được bản thân mình. Việc nổi giận, đặc biệt là những cơn giận bất ngờ có thể gây đau tim, đổ mồ hôi hay tức ngực.

Những ý nghĩ đáng sợ xuất hiện
 


 

Nếu suy nghĩ làm hại một đứa trẻ khi nó khóc hay bạn chỉ muốn bỏ cả gia đình mà đi thật xa tới thường xuyên, thì hãy tới gặp bác sĩ tâm lý ngay để giải quyết dứt điểm. Những suy nghĩ xâm nhập này không xuất phát từ bản chất của bạn và bạn không có ý định hành động, thì sự gia tăng triệu chứng này cũng có thể đẩy vấn đề trầm cảm đi xa hơn mà không thể cứu vãn được.

Cảm thấy tê liệt
 


 

Thường xuyên cảm thấy trống rỗng cũng là một dấu hiệu nguy hiểm mà bạn thường bỏ qua. Bạn liên tục thấy bản thân cô đơn ngay cả khi được bao quanh bởi sự quan tâm của mọi người. Không tìm thấy niềm vui trong bất kì điều gì, và đó là dấu hiệu báo động khiến các bà mẹ trẻ kém gắn bó với con cái của họ.

Suy nhược trí nhớ
 


 

Vấn đề sẽ trở nên to tát sau khi sinh bạn liên tục nhớ rồi lại quên. Sau quá trình mang thai, đôi khi bộ nhớ bị khiếm khuyết và tạo ra cảm giác “sương mù bao phủ” quanh não bộ, bạn không thể hiểu những điều mọi người nói với bạn, bạn liên tục quên. Về lâu dài, không chỉ sức khỏe mà công việc, các mối quan hệ cũng bị tác động tiêu cực.

Bạn không ngủ hoặc ngủ quá nhiều

 


 

Đôi khi bạn thức trắng cả đêm để trông con, nhưng sau khi con ngủ, bạn cố trằn trọc đến mấy cũng không thể nhắm mắt. Cũng có những người thì hầu hết thời gian của một ngày họ dành cho việc ngủ và chẳng làm nổi gì cả. Mặc dù lúc đầu có thể khó phân biệt, nhưng nếu tình trạng tiếp diễn tới hơn một tuần mà vẫn không kết thúc, thì đó là lúc bạn cần tìm tới bác sĩ.

Bạn ăn quá ít hoặc ăn quá nhiều
 


 

Tương tự như việc ngủ, chế độ ăn uống rối loạn cũng là dấu hiệu của trầm cảm sau sinh. Một số người quá bận rộn với em bé và chẳng muốn ăn gì, số còn lại lại ăn mọi lúc vì cho rằng con nhỏ cần nhiều sữa để lớn lên. Nếu không còn cảm giác thèm ăn hay thấy thức ăn là niềm vui mới thì đó cũng là lúc bạn cần trò chuyện với chuyên gia để khắc phục.

Cảm thấy ốm yếu

Quá trình phục hồi sau khi sinh chắc chắn sẽ diễn ra, nhưng khi nó kéo dài đến vài tháng mà chẳng có dấu hiệu ngừng, thì đó có thể là dấu hiệu của trầm cảm. Một số người thường xuyên đau đầu, buồn nôn, đau lưng,… mặc dù tất cả các cơn đau đều không quá sức chịu đưng, nhưng nếu chúng cứ kéo dài mãi thì hãy nói tình hình của bạn với bác sĩ.
 


 

Tất cả những triệu chứng này đều xảy ra với các bà mẹ đang mang thai, nhưng nó sẽ trở nên nguy hiểm khi bạn cứ thể bỏ mặc trong khoảng thời gian dài. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ nếu cảm thấy có gì đó không ổn đang diễn ra với mình. Không chỉ vì sức khỏe của bạn thôi đâu, nó còn là sự quan tâm dành cho bé con của bạn.
 


Mèo
Theo Vietnamnet

 

 

Xem link gốc Ẩn link gốc https://vietnamnet.vn/ban-doc/cong-dong/dau-hieu-dau-nguy-hiem-cua-tram-cam-sau-sinh-ma-ban-thuong-bo-qua-n-124595.html

dấu hiệu sức khỏe lưu ý cho sức khỏe trầm cảm sau sinh

Tin tức mới nhất

Hay nhất 2sao