Trước thềm Oscar (sẽ diễn ra vào ngày 4/3), tạp chí âm nhạc Rolling Stone điểm lại những ca khúc hay nhất và tệ nhất từng đoạt giải Bài hát trong phim hay nhất tại giải thưởng điện ảnh danh giá. Danh sách tệ nhất khiến nhiều người bất ngờ vì có tên nhiều nhạc phẩm nổi tiếng thế giới.

Sau đây là những ca khúc tệ nhất theo Rolling Stone, thứ tự ngẫu nhiên.

1. Can You Feel The Love Tonight (The Lion King, 1994)


Quả cầu vàng và Oscar cho Bài hát gốc xuất sắc nhất năm 1994.

Từ phim hoạt hình Beauty and the Beast (1991), giải Oscar Bài hát trong phim hay nhất có xu hướng chuộng trao giải cho một bản ballad trong phim hoạt hình nổi tiếng nhất năm đó. Điều này khiến các phim người đóng cũng chạy theo xu hướng có nhạc phim ballad.

Kết quả là một cuộc chạy đua thê lương nhất, tồi tệ nhất trong lịch sử nhạc phim Oscar. Theo Rolling Stone, lựa chọn ca khúc của Elton John cho nhạc phim Vua Sư Tử là "không thể ngu ngốc hơn".

2. My Heart Will Go On (Titanic, 1997)


"My Heart Will Go On" Quả cầu vàng và Oscar 2018 cho Bài hát gốc xuất sắc nhất và đoạt 4 giải Grammy 1999
.

My Heart Will Go On là trường hợp được yêu nhiều đến mức... bị ghét. Trong năm 1997 và 1998, thời Titanic là hiện tượng điện ảnh, ca khúc được phát trên mọi đài phát thanh Mỹ trong gần như cả năm. Đến cả Kate Winslet, nữ diễn viên chính của Titanic, cũng từng thừa nhận cô phải nghe bài hát quá nhiều đến mức "muốn ói".

Dù sau đó nữ diễn viên chữa ngượng vì lỡ lời, việc My Heart Will Go On khiến người nghe chán ngấy vì quá quen thuộc vẫn là một thực tế không thể phủ nhận.

3. You'll Be in My Heart (Tarzan, 1999)


Ca khúc giành giải Quả Cầu Vàng và Oscar năm 1999 cho Bài hát gốc hay nhất.

Ca khúc nhạc phim Tarzan của đại thụ Phil Collins được xếp chung nhóm với Can You Feel The Love Tonight của Elton John, A Whole New World (nhạc phim Aladin), Colors of the Wind (nhạc phim Pocahontas) và bản song ca When You Believe của Whitney Houston và Mariah Carey (nhạc phim Hoàng tử Ai Cập) thành "những ca khúc nhạc phim hoạt hình sến nhất".

You'll Be in My Heart cũng được chèn vào bộ phim Tarzan vì đạo diễn nghĩ rằng một Tarzan biết ca hát sẽ trông rất kỳ quặc.

4. Zip-a-Dee-Doo-Dah (Song of the South, 1947)

Disney sở hữu rất nhiều ca khúc trong số những bài hát nhạc phim thiếu nhi hay nhất mọi thời, được chứng minh bằng bộ sưu tập Oscar. Nhưng giải Oscar dành cho Zip-a-Dee-Doo-Dah là gây tranh cãi nhất. Cả bộ phim Song of the South cũng gây tranh cãi vì phân biệt chủng tộc và là một nỗi xấu hổ trong lịch sử Disney.

5. Born Free (Born Free, 1966)

Kể về hành trình một chú sư tử được con người nuôi nấng trở lại với tự nhiên, Born Free là bộ phim được yêu mến. Nhưng ca khúc chủ đề cùng tên do John Barry và cộng sự Don Black sáng tác lại rất đáng ghét, theo Roliing Stone, vì lỗi thời so với sự đột phá của âm nhạc trong năm 1966.

6. You Light Up My Life (You Light Up My Life, 1977)

10 ca khúc nhạc phim Oscar tệ nhất: Có Titanic, Vua Sư tử-1
Debby Boone được cho là bắt chước một ca sĩ khác khi hát You Light Up My Life . Ảnh: Azcentral.

Câu chuyện đằng sau ca khúc này rất xấu xí và bi kịch. You Light Up My Life do ca sĩ Debby Boone thể hiện và cũng là hit lớn bậc nhất trong sự nghiệp của giọng ca này. Thế nhưng, sự thật được phát hiện là giọng ca từng được thu âm trước đó, Kasey Cisyk, đã bị nhạc sĩ Joe Brooks sau khi cô tố ông này quấy rối tình dục.

Cơ hội được trao lại cho Debby Boone và nhạc sĩ đã yêu cầu cô bắt chước y hệt giọng hát của Cisyk. Bản thân nhạc sĩ Brooks cũng tự tử vào năm 2011 khi đang đợi hầu tòa về hàng tá cáo buộc cưỡng hiếp và tấn công tình dục.

7. Love Is a Many-Splendored Thing (Love Is a Many-Splendored Thing, 1955)

Điều thú vị nhất về ca khúc của Andy Williams là nhà soạn ca từ Paul Francis Webster cũng là tác giả của hai ca khúc nổi tiếng khác là I Got It Bad (and That Ain't Good) và nhạc chủ đề Người Nhện bản phim đầu tiên. Còn những điều không thú vị về nó là mọi thứ còn lại.

Rolling Stone cho rằng chiến thắng của ca khúc này là một ví dụ cho thấy sự dễ dãi trong việc chấm giải Bài hát gốc hay nhất của Viện Hàn lâm.

8. The Way We Were (The Way We Were, 1973)

10 ca khúc nhạc phim Oscar tệ nhất: Có Titanic, Vua Sư tử-2
Barbra Streisand "chết mê chết mệt" Robert Redford trong thời gian đóng phim chung. Ảnh: US Weekly.

Bài hát do huyền thoại Barbra Streisand hát trong chính bộ phim bà đóng vai chính cùng Robert Redford. The Way We Were cũng được cho là hát về mối tình ngắn ngủi giữa cặp minh tinh tài tử. 

Ca khúc được cho là gây thất vọng vì xóa nhòa ấn tượng của người nghe về một Streisand nổi tiếng với phong cách nhạc kịch sống động, thứ đã làm nên tên tuổi của bà.

9. In the Cool, Cool, Cool of the Evening (Here Comes the Groom, 1951)

Bài hát do nhạc sĩ nổi tiếng Hoagy Carmichael sáng tác, Johnny Mercer - người từng giành 4 giải Oscar - soạn ca từ. Giọng hát là Jane Wyman, nữ ca sĩ từng "đá" tổng thống Mỹ Ronald Reagan khi ông còn là tài tử, và Bing Crosby, đại thụ của làng nhạc.

Có một bộ sậu hoành tráng như vậy song kết quả là một ca khúc rộn ràng đến khó chịu, với giai điệu gây khó hiểu và ca từ vô nghĩa.

10. We May Never Love Like This Again (The Towering Inferno, 1974)

Ngày nay, công chúng nghĩ về thập niên 1970 ở Hollywood như thời của những tài năng như Martin Scorsese và Francis Coppola, hay sự ra đời của dòng phim bom tấn do Steven Spielberg và George Lucas đi đầu.

Nhưng thập niên 1970 còn là thời của những phim thảm họa đầy ắp ngôi sao. Và hai trong số những phim đó đã đoạt giải Bài hát gốc hay nhất tại Oscar: The Morning After trong The Poseidon Adventure (1972) và We May Never Love Like This Again trong The Towering Inferno hai năm sau đó.

Cả hai đều là sản phẩm hợp tác giữa ca sĩ Maureen McGovern và các nhạc sĩ Al Kasha, Joel Hirschhorn. Rất khó để lựa chọn bài hát nào xúc phạm người nghe hơn, nhưng We May Never Love Like This Again nên chiến thắng vì sự độc nhất vô nhị của nó.

 


Theo Zing