10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-1
Công nghệ Multirotor Eagle V2 (33.940 USD): Chiếc drone này nặng 4,5 kg, có thể mang vật 2 kg. Thời gian bay tối đa 10 phút ở tốc độ 58 km/h trong phạm vi 1 km. Nó kết hợp với cụm gimbal máy ảnh cầm tay 3 trục Freely MoVI M5 nhằm đạt sự ổn định khi bay.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-2
Multirotor G4 Eagle V2 Cargo (35.360 USD): Được sản xuất tại Đức, drone đa năng G4 Eagle V2 có vai trò chính là chở hàng trên không. Nó có thời gian bay 30 phút, khối lượng 2,5 kg, tốc độ bay tối đa 60 km/h. Thiết bị có cụm gimbal gắn được các vật dụng khác.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-3
AEE F50 (37.000 USD): AEE F50 chủ yếu được sử dụng bởi cảnh sát hoặc các tổ chức tương tự cho mục đích cứu hộ và khảo sát. Nó có chế độ tự động bay trong 40 phút ở độ cao 900 m với tốc độ 17,7 km/h. Được trang bị máy ảnh có độ phân giải cao, AEE F50 có thể theo dõi các cuộc biểu tình hoặc xác định và ngăn ngừa hỏa hoạn.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-4
Sci.Aero cyberQuad (37.000 USD): Drone được sử dụng cho nông nghiệp, quay phim, nhiếp ảnh, lập bản đồ và an toàn công cộng. Người dùng có thể điều khiển Sci.Aero cyberQuad qua bộ điều khiển từ xa hoặc thiết bị di động. Nó có trọng lượng khoảng 1,7 kg, tốc độ bay tối đa 59,5 km/h trong phạm vi 1,8 km.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-5
Airborne Drones Vanguard (45.000 USD): Là chiếc drone giám sát tầm xa, được trang bị máy ảnh kép có chế độ dò nhiệt. Vanguard có tầm nhìn rộng, dùng để giám sát các mục tiêu như động vật hoang dã hay khu vui chơi giải trí. Vanguard có khả năng đứng yên trong 94 phút và cho ra các cảnh quay chất lượng 4K với hình ảnh sắc nét 1080p thông qua việc thiết lập ăngten kép.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-6
AEE F100 (58.000 USD): Chiếc drone này gồm 3 chân đứng, có thể xoay 360 độ và chịu được rung động vật lý trong các điều kiện khắc nghiệt. Nó có thể bay 100 km/h trong vòng 70 phút ở độ cao tối đa 1,5 km so với mặt nước biển. AEE F100 phù hợp cho việc quay phim, chụp hình hoặc các hoạt động điều tra khẩn cấp.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-7
XactSense Titan (120.000 USD): Drone có phạm vi hoạt động 16 km, thời gian hoạt động 30 phút và có thể bay cao đến 55 m. Nó hoạt động thông qua sự kết hợp của bộ điều khiển từ xa và ứng dụng di động. Chiếc drone này được sử dụng chủ yếu để thăm dò và lập bản đồ. Tuy không có camera ẩn nhưng nó có thể gắn với bất kỳ camera nào bằng một cụm gimbal gắn thêm.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-8
Scorpion 3 Hoverbike (150.000 USD): Chiếc drone này được lực lượng cảnh sát của thành phố siêu giàu Dubai sử dụng để giúp họ trở nên cơ động hơn trong việc theo dõi và truy đuổi đối tượng từ trên cao. Sản phẩm được công ty Hoversurf của Nga chế tạo và vận hành hoàn toàn bằng điện. Nó có tải trọng 272 kg, di chuyển được 25 phút sau mỗi lần được sạc đầy và có vận đốc tối đa 69 km/h.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-9
Augmented Aerigon Drone (250.000 USD): Là chiếc drone sử dụng máy ảnh số đắt nhất thế giới. Nó được tạo ra bởi công ty giải trí Brain Farm hợp tác với nhà sản xuất drone Aerigon. Được trang bị máy ảnh Phantom Flex4K, chiếc drone này có thể quay lại các cảnh phim chất lượng 4K đáng kinh ngạc.

10 thiết bị bay không người lái đắt nhất thế giới-10
EHang 184 (300.000 USD): Với thời gian bay 23 phút và tốc độ tối đa 100 km/h, đây là chiếc drone không những đắt mà còn tốt nhất hiện nay. Nó được điều khiển thông qua ứng dụng di động và có thể bay lên đến 3,5 km so với mặt nước biển. Điều ấn tượng nhất là chiếc EHang 184 trông giống như một trực thăng thu nhỏ và có tải trọng tới 100 kg.

 


Theo Zing