Javier Altamirano nhớ chính xác buổi sáng xảy ra cuộc tấn công ngày 11.9.
Lúc đó, cậu bé 13 tuổi đang ở nhà tại thành phố New York và nhìn thấy khói cuồn cuộn bốc lên từ tòa tháp Trung tâm Thương mại Thế giới. "Điều này thật kì lạ, tôi không tin rằng nó đã xảy ra", Altamirano nói với NBC News.
Altamirano, hiện 28 tuổi và đã trở thành một Chuyên gia quân đội Hoa Kỳ, sẽ sớm được điều động tới Afghanistan, 15 năm sau cuộc tấn công ngày 11.9 và sau khi Cuộc chiến tranh chống khủng bố bắt đầu. Cuộc chiến dài nhất của nước Mỹ được cho là hậu quả rõ ràng nhất của cuộc tấn công khủng bố tồi tệ nhất trên đất Mỹ.
Hàng nghìn người dân Mỹ bị mắc kẹt trên các toà tháp
Andrew Card có một vị trí độc đáo trong lịch sử ngày 11.9 của Mỹ. Vào thời điểm đó, Card từng là chánh văn phòng của Tổng thống George W. Bush và được giao nhiệm vụ cung cấp tin tức về vụ tấn công cho Tổng thống khi ông đang gặp mặt các học sinh tiểu học ở Florida.
Chỉ với 11 từ, tin nhắn Card gửi cho tổng thống rất ngắn gọn nhưng có hiệu quả. Bức ảnh nổi tiếng chụp Card thì thầm vào tai Tổng thống Bush, báo tin về cuộc tấn công, sẽ mãi mãi được gắn vào lịch sử của một quốc gia đang chữa lành vết thương.
Card nói với NBC News: "Tôi cúi xuống và thì thầm vào tai Tổng thống:" Một chiếc máy bay thứ hai đã đâm vào toà tháp thứ hai. Nước Mỹ đang bị tấn công".
Bức ảnh nổi tiếng chụp Card thì thầm vào tai Tổng thống Bush, báo tin về cuộc tấn công
Card hộ tống tổng thống trong một chuyến bay đến Washington, với chặng dừng đầu tiên tại căn cứ không quân Barksdale ở Nebraska. Khi nội các có mặt tại Nhà Trắng tối hôm đó, Card nói "làn khói của chiến tranh vẫn còn đang ở đây" khi các quan chức lo ngại sẽ còn nhiều cuộc tấn công sắp tới.
Tổng thống Bush, dưới áp lực trấn an một quốc gia đau buồn, đã điều Thống đốc bang Pennsylvania Tom Ridge tái tạo lại hình ảnh an ninh của nước Mỹ. "Tôi nghĩ rằng ngày 11.9 đã nâng cao vai trò và trách nhiệm của hàng trăm ngàn người Mỹ làm việc trong chính phủ liên bang", Ridge nói với NBC News. "Công việc của họ trước khi 9/11 là để giữ cho người dân an toàn, nhưng có một cấp độ cảnh báo mới và một cấp độ cam kết mới sau ngày 11/9."
Thế giới sau ngày 11.9 là một thế giới thắt chặt an ninh tại sân bay, truy lùng mọi vũ khí nơi công cộng và cảm giác lo lắng lan truyền trong công chúng về một cuộc tấn công tiếp theo. Người Mỹ được hướng dẫn để "nói lên điều gì đó" nếu họ nhìn thấy bất cứ điều gì bất thường ở bất cứ đâu. Hệ thống cảnh báo khủng bố mã màu đã liên tục thay đổi và trở thành một tính năng của cuộc sống hàng ngày.
15 năm sau ngày kinh hoàng đó, vị trí của Mỹ đã rất khác xưa
Hôm nay, 15 năm sau ngày kinh hoàng đó, vị trí của Mỹ đã rất khác xưa. Osama bin Laden, kẻ chủ mưu vụ tấn công 11.9 đã chết và al-Qaeda giờ chỉ còn là một “lớp vỏ”. Cuộc chiến tranh chống khủng bố không được ủng hộ ở Afghanistan kéo dài không có kết thúc trong bối cảnh công chúng ngày càng mệt mỏi trước tin tức chiến tranh.
Tuy những hậu quả của vụ tấn công ngày 11.9 có thể sẽ không được tiết lộ đầy đủ trong nhiều thập kỷ, đối với hàng triệu người Mỹ, ngày mùa thu định mệnh đó đã thay đổi tất cả mọi thứ.
"Ngày hôm đó đã thay đổi tất cả chúng ta," Card nói với NBC News. "Nó đã thay đổi nước Mỹ. Và nó đã thay đổi thế giới."
Vụ tấn công khủng bố ngày 11.9 nhằm vào Trung tâm Thương mại Thế giới, New York, Mỹ đã khiến 2.726 người thiệt mạng và 7.000 người khác bị thương sau khi hai máy bay phản lực đâm sầm vào các tòa tháp. Cả 2 toà tháp 110 tầng tháp đã sụp đổ, tạo nên một cảnh tượng khủng khiếp khi khói bụi dày đặc, rất nhiều mảnh kính vỡ, bê tông, thép và các vật liệu khác đổ sập xuống mặt đất.
Theo Dân Việt