Không chuyên gia y tế nào khuyên bạn nên ăn đường, thậm chí họ khuyến khích bạn cần hạn chế ở mức tối thiểu. Mặc dù có tác dụng tạo ra năng lượng nhưng nếu ăn nhiều đường, cơ thể không thể hấp thụ hết, lượng đường dư thừa sẽ tích tụ lại thành chất béo, thậm chí chúng còn bị coi là nguyên liệu cung cấp năng lượng cho các tế bào ung thư phát triển.
 


 

Amanda Bontempo, một nhà dinh dưỡng học tại Trung tâm Ung thư Laura và Isaac Perlmutter của NYU Langone, cho biết: "Giây phút bạn cho chất ngọt ngào này vào trong miệng thì lượng dopamine - hormone tạo tâm trạng tốt - sẽ tăng lên và bạn sẽ cảm thấy thèm ăn thêm". Khi đường đi vào máu, tuyến tụy sẽ giải phóng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu. Điều này ngăn chặn hormone "no đủ" leptin, khiến cho não cung cấp ánh sáng xanh thúc giục bạn muốn ăn thêm đồ ăn ngọt. Glucose (đường) được tiêu hóa nhanh, dopamine và lượng đường trong máu giảm nhanh chóng. Bontempo nói: "Sự suy giảm này phụ thuộc vào mỗi người, có thể là 15 phút đến vài giờ sau khi ăn. Bản năng của bạn là ăn quá nhiều đường hơn để có được một lượng năng lượng khổng lồ, nhưng điều quan trọng là phải chống lại cảm giác thèm ăn này".



 

Tiến sĩ Robert Lustig, giáo sư khoa Nhi khoa lâm sàng thuộc khoa Nội tiết học thuộc Đại học California và là nhà tiên phong trong việc giải mã sự trao đổi chất đường, nói rằng cơ thể của bạn có thể chuyển hóa một cách an toàn ít nhất sáu muỗng cà phê đường thêm mỗi ngày. Nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, phần lớn lượng đường dư thừa sẽ chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể - dẫn đến tất cả các chứng rối loạn chuyển hóa mãn tính suy nhược mà nhiều người đang phải vật lộn.

Hãy cùng xem xét 12 dấu hiệu mà các chuyên gia của trang Brightside đã tổng hợp, cho thấy bạn đã ăn quá nhiều đường và nên bắt đầu điều chỉnh lượng đường hấp thụ để không gây hại cho sức khoẻ của mình:

1. Liên tục thấy đói



 

Đường huyết cao ngăn glucose thâm nhập tế bào. Kết quả, cơ thể không nhận được năng lượng và đòi hỏi phải nạp thêm nhiều thức ăn hơn nữa: đó là một vòng luẩn quẩn cực kỳ nguy hiểm.

2. Luôn mệt mỏi



 

Với hàm lượng đường huyết cao, cơ thể không thể tích trữ và hấp thụ glucose một cách thích hợp. Năng lượng được sử dụng thiếu hiệu quả và tế bào cơ thể không nhận được năng lượng và chúng cần. Tất cả những việc này dẫn tới thực trạng là cảm giác thường xuyên mỏi mệt mà không rõ nguyên do.

3. Liên tục đi tiểu



 

Nếu đường huyết quá cao, thận không thể tái hấp thụ chất lỏng. Do đó, cơ thể, trong nỗ lực cân bằng mật độ glucose trong máu và trong tế bào, đã hoà tan máu bằng dịch nội bào để đưa mật độ glucose về mức bình thường. Kết quả là bạn liên tục ghé thăm nhà vệ sinh.

4. Miệng khô, cảm giác khát cháy cổ



 

Cảm giác khô miệng, khát cháy cổ là phản ứng của cơ thể với tình trạng mất nước nghiêm trọng. Hypothalamus - vùng não đánh giá mức độ mất nước và gây ra cảm giác khát - gửi tín hiệu tương ứng tới não. Tất nhiên, bạn không thể từ chối uống nước nhưng sẽ tốt hơn nếu bạn chọn loại nước hoặc trà không đường.

5. Giảm cân



 

Với hàm lượng glucose cao, bạn có thể giảm cân trong một khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi vẫn duy trì đều đặn chế độ ăn uống hàng ngày và mỗi bữa đều chứa nhiều năng lượng. Có nhiều nguyên do cho vấn đề này:

- Tình trạng mất chất lỏng do thường xuyên tiểu tiện dẫn tới hàm lượng chất lỏng thấp trong cả cơ thể và khiến bạn giảm cân.

- Nếu hàm lượng insulin không đủ để chuyển hoá glucose, cơ thể sẽ chuyển sang đốt cháy mỡ.

- Một lượng lớn nước tiểu có hàm lượng glucose cao khiến cơ thể tiêu hao nhiều calo hơn. Bằng cách này, cơ thể cố gắng loại bỏ lượng glucose dư thừa.

6. Bệnh nhiễm trùng

Viêm nhiễm đường tiết niệu (UTIs) và nhiễm trùng do nấm có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữa. Tuy nhiên, phụ nữ có đường huyết cao và bị tiểu đường phải đối mặt với nguy cơ bị các loại bệnh này lớn hơn nhiều. Một lượng lớn đường tạo ra môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn.

7. Da khô



 

Da khô có thể liên quan tới hàm lượng đường huyết cao vì rất nhiều lý do:

- Tiểu tiện quá nhiều làm cơ thể mất nước tới độ da bắt đầu khô.

- Các vấn đề về da ở chân là dấu hiệu của xơ vữa động mạch – tình trạng động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp đi, dẫn tới hiện tượng giảm đồng phát trong tuần hoàn máu do tích tụ chất béo ở thành động mạch. Đây là căn bệnh thường xảy ra ở người bị tiểu đường.

- Dây thần kinh bị tổn thương có thể phá vỡ hoạt động thông thường của tuyến mồ hôi và chúng ảnh hưởng tới độ cân bằng da-nước.

8. Gặp khó khăn để tập trung



 

Đường huyết cao ngăn ngừa glucose thâm nhập tế bào. Do đó, não gặp khó khăn trong việc hấp thụ năng lượng. Kết quả, tốc độ suy nghĩ và ra quyết định bị ảnh hưởng tiêu cực.

9. Mắt mờ



 

Đây cũng là hậu quả của hiệu ứng mất nước do đường huyết ca - nó cũng tác động tới tế bào mắt, khiến mắt mất dần khả năng tập trung một cách phù hợp.

10. Quá trình vết thương, vết rách trên da lâu lành

Nguyên do là tổn thương hệ mạch do tác động của đường huyết cao. Khi đó, tuần hoàn máu trở nên yếu kém, đặc biệt ở các chi và dinh dưỡng của mô cũng bị suy giảm.

11. Bị liệt dương

Khó khăn trong việc đạt tới trạng thái cương cứng của dương vật có thể xuất hiện ở những nam giới có hàm lượng đường huyết cao. Cương cứng khoẻ mạnh đòi hỏi dây thần kinh khoẻ mạnh, lưu thông máu tốt và sự cân bằng hormone phù hợp. Tuy nhiên, quá nhiều đường trong máu có thể tác động tiêu cực tới những hệ thống này.

12. Dễ cáu bẳn, dễ bị kích thích

Theo các nghiên cứu, những người có hàm lượng đường huyết cao hay lo lắng, cáu gắt hơn và có xu hướng mắc chứng trầm cảm.

Não bộ phụ thuộc vào lượng cung cấp glucose cân bằng và việc tăng mạnh glucose sẽ tác động xấu tới hoạt động của não. Kết quả, tâm trạng của chúng ta trở nên tồi tệ đi.

Đường cũng ảnh hưởng tới việc hấp thụ dưỡng chất chịu trách nhiệm quản lý tâm trạng: chromium. Khoáng chất này có tác dụng duy trì mức độ ổn định của đường huyết bởi insulin – đóng vai trò làm sạch glucose khỏi máu – không thể vận hành hợp lý mà không có chromium.
 

Theo Trí Thức Trẻ