1. Động Lô Địch Nham, Quế Lâm, Trung Quốc


Được hình thành trong hơn 1.200 năm trước, Lô Địch Nham hiện là điểm thu hút khách nhất ở Quế Lâm. Hang động được trang trí với đèn nhiều màu tạo ấn tượng kỳ ảo và sinh động.

 

2. Hang động pha lê, Mexico


Nằm ở độ sâu 300 m dưới bề mặt trái đất, hang động bí hiểm nhất trái đất này có chứa một lượng lớn các tinh thể pha lê tinh khiết khiến cho hàng loạt các nhà khoa học đổ xô đến khám phá và tìm hiểu. Tuy nhiên nếu không có dụng cụ bảo vệ thích hợp thì một người bình thường chỉ có thể sống sót chưa đến 10 phút ở dưới đây mà thôi.

 
 
3. Hầm mộ Paris, Pháp


Vị trí ma quái này là một mạng lưới có tổng chiều dài 300 km và nơi an nghỉ cuối cùng cho hàng nghìn linh hồn người đã khuất. Kể từ năm 1810, hầm mộ này đã được mệnh danh là hang động lớn nhất thế giới.
 

4. Hang động Eisriesenwelt ở Werfen, Áo


Eisriesenwelt là một hang động đá vôi tự nhiên nằm ở Werfen, Áo. Nó đang nắm giữ danh hiệu một trong các hang động băng đá lớn nhất thế giới.

 
 
5. Nhà thờ Salt, Zipaquirá, Colombia

Salt (Muối) là một nhà thờ Công giáo La Mã dưới lòng đất được xây dựng bởi các thợ mọ trong đường hầm của một mỏ muối sâu 200 m dưới lòng đất. Trong những năm qua, nhà thờ được coi là nơi để cầu nguyện hằng ngày của các thợ mỏ, bảo vệ họ khỏi nguy hiểm rình rập có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

 
 
6. Mỏ muối Salina Turda ở Transylvania, Romania

Salina Turda là một trong những mỏ muối quan trọng nhất ở Transylvania, Salina Turda đã được biết đến từ thời cổ đại và hoạt động trong suốt thời kỳ La Mã.

 

7. Ga tàu điện ngầm Moscow, Nga

Ga tàu điện ngầm Moscow là hệ thống tàu điện ngầm đầu tiên ở Liên Xô cũ. Hiện nay, hệ thồng tàu điện ngầm này có tới 197 trạm, hơn 9,2 triệu người đi hằng ngày và một loạt các thiết kế kiến ​​trúc đẹp, phản ánh lịch sử phong phú của đất nước Nga.

 
 
8. Núi lửa Thrihnukagigur ngoài khơi Reykjavik, Iceland

Thrihnukagigur là nơi duy nhất trên trái đất mà con người có thể đi sâu vào mạch magma của núi lửa. Nhưng trước tiên phải chui qua một lỗ sâu dài 1.200 m xuyên lòng đất với đường kính chỉ 3,6 m.

 
 
9. Sông Puerto Princesa ở Palawan, Philippines


Trong vườn Quốc gia ở Palawan của Philippines có một dòng sông dưới lòng đất được khám phá vào năm 2010.

 
 
10. Cenotes, Yucatan, Mexico

Cenotes là hố sụt tự nhiên gây ra bởi sự sụp đổ của đá vôi và dòng nước ngầm bên dưới. Hiện tại đây là nơi tuyệt vời để cho những người ưa mạo hiểm bơi, nhưng trong quá khứ nó được người Maya cổ đại dùng để cúng tế thần.

 
 
11. Kênh trữ nước ngầm ở ngoại ô thành phố Kasukabe, Nhật Bản

Cơ sở hạ tầng khổng lồ này là cơ sở phân lũ ngầm lớn nhất thế giới, được xây dựng để chứa nước trực tiếp trong suốt mùa mưa bão. Vào mùa khô, nơi đây trở thành điểm du lịch.

 
 
12. Thánh đường Basilica ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ

Thánh đường Basilica là một trong số các bể chứa dưới lòng đất lớn nhất ở Istanbul sử dụng cho việc lấy nước trong thế kỷ thứ 6. Mặc dù có công suất 100.000 tấn nước, nhưng hiện nay bể chứa này không còn được sử dụng nữa.

Theo Ngoisao