1. Người trở mặt
Có những người luôn tỏ ra yếu đuối, đáng thương để nhận được sự giúp đỡ. Ảnh minh họa
Có những người luôn tỏ ra yếu đuối, đáng thương để nhận được sự giúp đỡ; nhưng sau khi nhận được lợi ích thì trở mặt.
Vậy nên tốt nhất bạn hãy tiết kiệm lòng tốt của mình với những kiểᴜ người như vậy.
2. Người luôn nghĩ mình là nạn nhân
Người có "tư duy nạn nhân" hay luôn "đóng vai" khốn khổ là người đổ lỗi cho tất cả mọi người, trừ bản thân họ, đặc biệt khi mọi thứ diễn ra không như ý.
Họ thiếu sự trưởng thành về cảm xúc để nhận ra sai lầm và tự chịu trách nhiệm.
Những người này luôn tìm cách bào chữa cho hành vi xấu xí của mình. Và dù bạn có cố gắng thế nào đi nữa, họ cũng sẽ không bao giờ thay đổi. Bởi trong mắt mình, họ luôn là người vô tội.
3. Người thất tín, khoác lác
Một lần bất tín, vạn lần bất tin; những người này khi nhận được sự giúp đỡ sẽ hứa non hẹn biển để lấy được lòng tin từ bạn. Nhưng hứa là một chuyện, còn làm thì họ tính sau.
4. Người tự cho mình là đúng
Những người tự cao tự đại, ích kỷ, luôn nghĩ mình biết mọi thứ, hoàn hảo và không cần phải thay đổi hay cải thiện điều gì.
Trên thực tế, rất nhiều trong số đó cho rằng những người khác cần cố gắng để tốt lên, tuyệt nhiên không phải mình.
Họ kiêu căng và bảo thủ đến nỗi khi có người chỉ ra khuyết điểm của mình sẽ phòng thủ và nổi cáu.
Những người này không muốn thay đổi, luôn sợ mình kém hoàn hảo và sợ phải đối mặt với nỗi bất an trong lòng.
5. Kẻ cướp công
Trong một tập thể luôn cần có sự giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt công việc. Nhưng có những người lại lợi dụng sự giúp đỡ đó để nhận kết quả về cho mình.
Kẻ chỉ nghĩ cho lợi ích bản thân và ích kỷ như vậy thật không đáng được giúp đỡ.
6. Người dối trá
Kiểu người bạn không nên cố gắng giúp đỡ là những người không trung thực và lừa dối. Họ sống nửa công khai, nửa bí mật.
Họ cố gắng lừa dối và lôi kéo bạn đứng về phía mình hoặc đưa ra yêu cầu mà bạn chẳng thể nhận ra mục đích thực sự.
Vì vậy, sắp tới, nếu một người bạn nghĩ khó tin tưởng nhờ giúp đỡ, hãy chắc chắn mục đích của họ rồi hẵng đưa ra quyết định.
7. Người chê việc nhỏ nhưng không thể làm lớn
Việc nhỏ không làm, chỉ chờ làm việc lớn là lý lẽ của những người lười biếng, khôn lỏi.
Ước mơ thì lớn nhưng không làm gì để hiện thực hoá, bản thân không tự bắt đầu từ những việc nhở nhất.
Họ chỉ chờ chực người khác làm xong phần đầu để mình tiếp tục và nhận lấy kết quả cuối cùng.
Bạn không nên giúp đỡ những người như vậy bởi họ chỉ mᴜốn lợi dụпg bạn làm thay mà thôi.
8. Người bất chấp
Một kẻ "bất chấp mọi thủ đoạn khi không còn gì để mất" có thể khiến bạn thương hại, nhưng đừng sai lầm.
Những người này sẵn sàng làm mọi thứ chỉ để đạt được mục đích, ngay cả khi đâm sau lưng bạn bè.
Họ không tôn trọng ranh giới của bạn, lạm dụng sự hào phóng, thời gian và năng lượng của bạn. Họ luôn yêu cầu người khác ủng hộ nhưng không bao giờ đền đáp.
Những người này cũng rất "vô tư" lợi dụng sự tốt đẹp của mọi người để chống lại người đó. Thay vì lãng phí thời gian giúp đỡ, bạn nên tránh càng xa càng tốt.
9. Kẻ hay nói xấu
Những người này thường tìm cách nói xấu, hạ thấp người khác thì bạn nên tránh xa. Ảnh minh họa
Để có được sự thương hại, đồng cảm và giúp đỡ từ bạn, những người này thường tìm cách nói xấu, hạ thấp người khác. Bạn đừng giúp những người ích kỉ và xấu xa như vậy.
10. Người đa nghi
Họ hoài nghi mọi thứ và mọi điều tốt đẹp đến với mình. Họ không tin tưởng, bi quan, khắc nghiệt và hay phán xét.
Những người này cũng không lạc quan, không có lòng biết ơn người khác vì thích hờn dỗi và chỉ trích mọi thứ.
Điều tồi tệ hơn là ở cạnh họ dễ khiến bạn có xu hướng hành động và suy nghĩ giống họ.
11. Người ỷ lại, đòi hỏi vô độ
Những người này chỉ thích dựa dẫm, sống bám vào người khác nhưng dường như với họ, nhận bao nhiêᴜ sự giúp đỡ cũng là không đủ.
Càng được giúp, họ càng ỷ lại, không thể phát triển được. Nếu giúp họ, bạn khiến những người khác mất cơ hội và còn khiến họ tệ hơn.
12. Người bỏ cuộc
Nếu một người sống cạnh bạn có tiếng là hay bỏ cuộc giữa chừng, nên tránh xa thay vì cố thay đổi họ.
Không có lòng tốt hay sự động viên nào có thể khiến họ thay đổi vì đã mắc kẹt trong "tâm lý thất bại".
Họ tin mình luôn thua cuộc hoặc nghĩ muốn thành công phải vất vả làm việc, thà "bỏ cuộc từ đầu còn hơn".
Dù là mối quan hệ, sự nghiệp hay mục tiêu cá nhân, họ không thể cam kết bất cứ điều gì.
Họ sống không ổn định, không nhất quán, không động lực và thưởng chỉ có vẻ nỗ lực ở giai đoạn đầu.
Theo Sức khỏe đời sống