1. Nhai đá
Dù răng được bao bằng men rất cứng, chúng không đủ chắc để "đương đầu" với những viên đá và bạn có thể gây vỡ răng, bật vết trám sẵn có trong răng bằng hành động này.
2. Chỉ uống nước đóng chai
Uống nước nấu từ vòi là một cách bảo vệ răng hiệu quả vì nước vòi chứa fluor giúp bảo vệ răng, phục hồi vết sâu răng nhỏ. Nước đóng chai hầu hết không có flour, không tốt cho sức khỏe răng miệng. Nếu dùng nước đóng chai thường xuyên, bạn nên dùng nước súc miệng chứa flour để bổ sung và dùng nước nấu sôi để pha cà phê, trà…
3. Uống nước tăng lực
Hỗn hợp chứa acid, đường, chất hóa học phụ gia trong nước tăng lực có thể làm men răng yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Uống nước tăng lực hằng ngày có thể làm răng yếu dần.
Thay vì uống liên tục nước tăng lực trong ngày, bạn nên hạn chế và dùng ống hút để uống, súc miệng với nước sạch hoặc nhai kẹo cao su không đường sau khi uống để trung hòa acid.
4. Dùng răng làm "công cụ"
Dùng răng mở nắp chai, vỏ bao hay các hoạt động tương tự không chỉ làm hại răng mà còn có thể gây xước miệng, trật hàm, đau hàm mạn tính. Bạn cũng không nên cắn bút, nhai ống hút… Bạn có thể không nhận ra sức nặng đặt trên răng nhưng men răng của bạn có thể bị rạn, răng trật khỏi vị trí.
5. Ăn nhiều tinh bột
Tinh bột sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong miệng, cung cấp năng lượng cho vi khuẩn gây sâu răng. Bạn nên đánh răng sau khi ăn nhiều tinh bột, trước khi chúng kịp chuyển hóa thành đường, acid.
6. Để bàn chải bừa bãi
Để bàn chải trên bàn phòng tắm, đặc biệt là để chung với bàn chải của người khác gây ra tình trạng vi khuẩn lây chéo. Và những vi khuẩn từ toilet cũng có thể bay lên bàn chải của bạn. Bạn nên để bàn chải trong hộc kín hoặc dùng đồ bọc đầu bàn chải, dùng bàn chải có chức năng diệt khuẩn.
7. Không súc miệng sau khi dùng nước súc miệng
Nước súc miệng có thể diệt khuẩn nhưng chất cồn trong nó có thể khiến khô miệng, gây hư răng. Vết xước trong miệng, lưỡi cũng trở nên xấu hơn, dễ bị tấn công hơn khi miệng bị khô.
8. Nhai bắp rang
Bắp rang có những hạt rất cứng và "thình lình" xuất hiện khiến bạn sơ ý cắn phải. Nếu răng có vết trám, bạn có thể làm răng gãy làm đôi. Đây là nguyên nhân gây vỡ răng nhiều nhất.
9. Đánh răng không đúng lúc
Đánh răng ngay sau khi ăn là tốt nhưng không nên làm sau khi dùng thực phẩm chứa nhiều acid như rượu, cà phê, nước ngọt, trái cây chua, nước trái cây… Sau khi ăn chúng, men răng sẽ yếu hơn tạm thời, bạn nên đợi khoảng 45 phút trước khi đánh răng để acid trong miệng được trung hòa.
10. Không đánh răng
Sự mệt mỏi cuối ngày có thể khiến bạn quên mất việc đánh răng buổi tối mà đánh răng vào sáng hôm sau nhưng đây là thời gian quan trọng nhất. Những chất tích tụ trên răng sau một ngày sẽ biến chất trong vòng 24 giờ, trở thành vết bám trên răng mà bạn không thể đánh ra được mà phải đi nha sĩ.
11. Đánh răng quá mạnh
Đánh răng kỹ là điều tốt nhưng không nên đánh mạnh. Nó có thể làm kích ứng lợi khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với đồ lạnh, làm yếu men răng và dễ gây sâu răng. Bạn nên dùng bàn chải mềm.
12. Dùng các thức ăn dính
Kẹo bánh dễ gây dính răng nhưng ngoài ra các thực phẩm khác chứa đường tinh luyện cũng không tốt hơn cho răng. Chanh có tính acid cao, có thể làm yếu men răng nếu uống thường xuyên.
13. Không đi khám răng thường xuyên
Nha sĩ khuyên nên đi vệ sinh răng mỗi 6 tháng 1 lần nhưng nhiều người không làm theo điều này. Những vấn đề nhỏ trong miệng sẽ tích tụ dần dần, gây ra tổn hại lớn và đã muộn để chữa trị.
Dù răng được bao bằng men rất cứng, chúng không đủ chắc để "đương đầu" với những viên đá và bạn có thể gây vỡ răng, bật vết trám sẵn có trong răng bằng hành động này.
2. Chỉ uống nước đóng chai
Uống nước nấu từ vòi là một cách bảo vệ răng hiệu quả vì nước vòi chứa fluor giúp bảo vệ răng, phục hồi vết sâu răng nhỏ. Nước đóng chai hầu hết không có flour, không tốt cho sức khỏe răng miệng. Nếu dùng nước đóng chai thường xuyên, bạn nên dùng nước súc miệng chứa flour để bổ sung và dùng nước nấu sôi để pha cà phê, trà…
3. Uống nước tăng lực
Hỗn hợp chứa acid, đường, chất hóa học phụ gia trong nước tăng lực có thể làm men răng yếu đi, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Uống nước tăng lực hằng ngày có thể làm răng yếu dần.
Thay vì uống liên tục nước tăng lực trong ngày, bạn nên hạn chế và dùng ống hút để uống, súc miệng với nước sạch hoặc nhai kẹo cao su không đường sau khi uống để trung hòa acid.
4. Dùng răng làm "công cụ"
Dùng răng mở nắp chai, vỏ bao hay các hoạt động tương tự không chỉ làm hại răng mà còn có thể gây xước miệng, trật hàm, đau hàm mạn tính. Bạn cũng không nên cắn bút, nhai ống hút… Bạn có thể không nhận ra sức nặng đặt trên răng nhưng men răng của bạn có thể bị rạn, răng trật khỏi vị trí.
5. Ăn nhiều tinh bột
Tinh bột sẽ nhanh chóng chuyển hóa thành đường trong miệng, cung cấp năng lượng cho vi khuẩn gây sâu răng. Bạn nên đánh răng sau khi ăn nhiều tinh bột, trước khi chúng kịp chuyển hóa thành đường, acid.
Nhai đá là một trong những thói quen gây tổn hại cho răng.
6. Để bàn chải bừa bãi
Để bàn chải trên bàn phòng tắm, đặc biệt là để chung với bàn chải của người khác gây ra tình trạng vi khuẩn lây chéo. Và những vi khuẩn từ toilet cũng có thể bay lên bàn chải của bạn. Bạn nên để bàn chải trong hộc kín hoặc dùng đồ bọc đầu bàn chải, dùng bàn chải có chức năng diệt khuẩn.
7. Không súc miệng sau khi dùng nước súc miệng
Nước súc miệng có thể diệt khuẩn nhưng chất cồn trong nó có thể khiến khô miệng, gây hư răng. Vết xước trong miệng, lưỡi cũng trở nên xấu hơn, dễ bị tấn công hơn khi miệng bị khô.
8. Nhai bắp rang
Bắp rang có những hạt rất cứng và "thình lình" xuất hiện khiến bạn sơ ý cắn phải. Nếu răng có vết trám, bạn có thể làm răng gãy làm đôi. Đây là nguyên nhân gây vỡ răng nhiều nhất.
9. Đánh răng không đúng lúc
Đánh răng ngay sau khi ăn là tốt nhưng không nên làm sau khi dùng thực phẩm chứa nhiều acid như rượu, cà phê, nước ngọt, trái cây chua, nước trái cây… Sau khi ăn chúng, men răng sẽ yếu hơn tạm thời, bạn nên đợi khoảng 45 phút trước khi đánh răng để acid trong miệng được trung hòa.
10. Không đánh răng
Sự mệt mỏi cuối ngày có thể khiến bạn quên mất việc đánh răng buổi tối mà đánh răng vào sáng hôm sau nhưng đây là thời gian quan trọng nhất. Những chất tích tụ trên răng sau một ngày sẽ biến chất trong vòng 24 giờ, trở thành vết bám trên răng mà bạn không thể đánh ra được mà phải đi nha sĩ.
11. Đánh răng quá mạnh
Đánh răng kỹ là điều tốt nhưng không nên đánh mạnh. Nó có thể làm kích ứng lợi khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với đồ lạnh, làm yếu men răng và dễ gây sâu răng. Bạn nên dùng bàn chải mềm.
12. Dùng các thức ăn dính
Kẹo bánh dễ gây dính răng nhưng ngoài ra các thực phẩm khác chứa đường tinh luyện cũng không tốt hơn cho răng. Chanh có tính acid cao, có thể làm yếu men răng nếu uống thường xuyên.
13. Không đi khám răng thường xuyên
Nha sĩ khuyên nên đi vệ sinh răng mỗi 6 tháng 1 lần nhưng nhiều người không làm theo điều này. Những vấn đề nhỏ trong miệng sẽ tích tụ dần dần, gây ra tổn hại lớn và đã muộn để chữa trị.
Theo Pháp Luật Tp.HCM