Kofuns, Nhật Bản: Hòn đảo nhân tạo này là địa điểm chôn cất các thành viên của Hoàng gia Nhật Bản. Các nhà khảo cổ học có thể viếng thăm khu vực này nhưng phải được phép từ Hoàng gia.
 


Đảo North Sentinel, Ấn Độ: Những người dân sống trên đảo sẽ tấn công tất cả những người lạ tiếp cận thế giới riêng của họ. Nên các nhà chức trách Ấn Độ cấm du khách tới địa điểm du lịch này vì lý do an toàn.
 


Vùng 51, Mỹ: Sự tồn tại của căn cứ bí mật này chỉ được chính phủ Mỹ chính thức xác nhận vào năm 2013. Theo tài liệu mật được tiết lộ, Area 51 là căn cứ của Không quân Mỹ nơi các máy bay thế hệ mới được phát triển và thử nghiệm.
 


Nhà thờ St. Mary of Zion, Ethiopia: Nhà thờ nơi lưu giữa Chiếc hòm giao ước. Chỉ duy nhất người bảo vệ tài sản này được phép tiếp cận địa điểm này.
 


Đảo Kaho’olawe, Mỹ: Hòn đảo khô cằn này từng là nơi thực hiện các nghi lễ tôn giáo và căn cứ huấn luyện của Hải quân Mỹ. Ngày nay, hòn đảo trở thành khu bảo tồn thiên nhiên. Cách duy nhất để tới thăm địa điểm này là đi cùng đội tình nguyện phục hồi môi trường.
 

 

Tháp British Telecom, Anh quốc: Từ khi một vụ nổ xảy ra trong tháp, nhà hàng và đài quan sát ở đây vẫn đóng cửa đối với du khách. Nhưng khi tháp British Telecom tổ chức một số sự kiện từ thiện, vài trăm người vẫn có cơ hội chiêm ngưỡng thành phố London từ đỉnh tòa tháp này.
 


Đền Ise Grand, Nhật Bản: Khu đền linh thiêng này chỉ cho phép các linh mục và thành viên của Hoàng gia Nhật Bản. Tất cả mọi người phải chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngồi đền từ sau một vài hàng rào.
 


Thị trấn “ma” Varosha, Đảo Síp: Nằm gần thành phố Famagusta, thị trấn từng là địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của Đảo Síp. Nhưng mọi thứ thay đổi vào tháng 7.1974 khi thị trấn bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, khiến toàn bộ dân ở đây sơ tán.
 


Đảo Sable, Canada: Nằm tại Đại Tây Dương, hòn đảo này có số dân chưa tới 30 người và nghĩa địa tàu đắm. Với những điều kiện đặc biệt, Sable đã được lập thành khu bảo tồn thiên nhiên. Để tới thăm nơi này, bạn phải làm đơn với chính phủ Canada.
 


Trung tâm dữ liệu Pionen, Thụy Điển: Được xây dựng thành phố Stockholm trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, hầm tránh bom hạt nhân sau đó đã chuyển thành môi trường hiện đại cho một nhà cung cấp dịch vụ internet.
 

 

Hang Lascaux, Pháp: Để bảo vệ những bức tranh tiền sử trong hang động, địa điểm này đã đóng cửa sau 15 năm. Bạn thể tham quan mô hình thực của hang động hay khám phá qua không gian ảo.
 


Trạm radar Don-2N, Nga: Đây là bộ phận quan trong của hệ thống phòng thủ tên lửa ở Moscow. Các nhà báo có thể vào bên trong công trình này theo hướng dẫn của nhân viên quản lý.
 


Phòng bên trong núi Rushmore, Mỹ: Ngoài các bức tường khổng lồ của các tổng thống Mỹ, núi Rushmore có một căn phòng bí ẩn nằm trong. Đây là nơi lưu giữ các bản sao chép của các tài liệu lịch sử quan trọng nhất. Cửa của căn phòng được làm từ một tấm đá granite khổng lồ.
 


Thác dưới nước, Mauritius: Khi nhìn từ trên cao, đảo Mauritius ở Ấn Độ Dương dường như nằm gần thác dưới nước. Nhưng hiện tượng tuyệt đẹp này thực chất chỉ là ảo giác được tạo ra bởi dòng nước chảy giữa ụ cát.
 


Theo Dân Việt