Đường băng băng giá: Đường bay Sea Ice ở Nam Cực không hề được trải nhựa. Băng có thể bị nứt bất cứ lúc nào dưới sức nặng của máy bay. Khi nhiệt độ tăng, băng tan, đường băng hoàn toàn biến mất và máy bay không thể hạ cánh.
Đường băng trên bãi biển: Đường băng của sân bay Barra, Scotland nằm ngay trên bãi biển. Khi thủy triều dâng, đường băng cũng biến mất dưới làn nước. Vì vậy các máy bay phải hạ cánh dựa theo thủy triều.
Đường băng đầy gió và băng trôi: Sân bay Narsaruaq, Greenland được bao quanh bởi những con vịnh hẹp. Bởi vậy, lúc nào gió cũng thổi mạnh khiến việc cất cánh và hạ cánh trở nên rất khó khăn, chỉ có thể thực hiện được vào ban ngày. Phi công phải thực hiện những khúc ngoặt 90 độ cực kỳ khó nhằn khi có gió to, chưa kể phải tránh những tảng băng trôi.
Đường băng siêu ngắn: Sân bay Madeira, Bồ Đào Nha nổi tiếng là một trong những đường băng nguy hiểm nhất châu Âu. Các phi công ở phải tuyệt đối chính xác khi điều khiển máy bay giữa một bên là biển, một bên là núi đá. Đường băng ở đây rất ngắn và có gió rất mạnh. Khi cất cánh, phi công phải cho máy bay quặt qua bên phải ở phút cuối để tránh lao xuống Đại Tây Dương.
Đường băng siêu cao: Đường băng ở sân bay Qamdo Bamda, Tây Tạng có độ cao 4.334 m so với mực nước biển. Không khí loãng khiến việc hạ cánh trở nên vô cùng khó khăn. Đường băng này còn dài nhất thế giới với chiều dài lên tới 5,5 km.
Bên bờ vực: Đường băng ở Matekane Air Strip, Lesotho, châu Phi chỉ dài 396 m, với một đầu nằm sát bên mép vực. Nhiều máy bay không kịp cất cánh khỏi đường băng nhưng vẫn bay lên được sau khi lao xuống mép vực.
Đường băng mưa gió: Đường băng siêu ngắn ở sân bay quốc tế Ketchikan, Alaska (Mỹ) hứng chịu lượng mưa từ 127-482 cm mỗi năm, cùng thời tiết giá lạnh do gần những dãy núi và biển cùng những đợt gió cực mạnh.
Siêu dốc: Đường băng ở sân bay Tenzing-Hillary, Lukla, Nepal, có độ cao 2.860 m so với mực nước biển. Đây cũng là đường băng dốc nhất thế giới. Các chuyến bay chỉ được cất cánh và hạ cánh trong ngày khi thời tiết cho phép.
Theo Zing