Trên thế giới có khoảng 14,1 triệu người mắc, 8,2 triệu người tử vong vì ung thư vú mỗi năm. Tại Việt Nam, ước tính có khoảng 12.000 người mắc, 4.000 người tử vong/ năm do ung thư vú.

Ung thư vú thường gặp ở nữ giới, đặc biệt ở lửa tuổi 40 trở lên. Tuy nhiên, hiện nay căn bệnh nguy hiểm này đang có xu hướng trẻ hóa ở độ tuổi.

Do cuộc sống ngày càng phát triển, bận rộn khiến thói quen sinh hoạt xấu chiếm tỷ lệ lớn là nguyên nhân dẫn tới ung thư vú.

Đây là căn bệnh phát triển âm thầm, đa số những người phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn và đều phải cắt bỏ vú để giữa tính mạng. Do đó, việc tầm soát và phòng tránh ung thư vú cần được chú trọng hơn nữa.

Cách kiểm tra phát hiện ung thư vú ngay tại nhà

Quan sát vú để phát hiện sự bất thường về kích thước và màu sắc

Quan sát vú để phát hiện sự bất thường về kích thước và màu sắc

Quan sát vú

Cần có một chiếc gương lớn để bạn có thể bao quát được cả bộ ngực của mình.

Cởi trần và đứng trước gương, quan sát thật kỹ về hình dáng, kích thước, màu sắc của bầu ngực và núm vú.

Nếu có dấu hiệu bất thường như: đầu vú chảy dịch, núm vú bị lõm vào trong, hình dáng và kích thước của vú trái và vú phải không cân xứng; trên bề mặt của da có biểu hiện sần sùi, có vết thâm, đỏ,…thì đó là dấu hiệu của ung thư vú.

Khi phát hiện vú có biểu hiện như trên cần đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra vú. Nếu chẩn đoán bệnh sớm sẽ thuận lợi cho quá trình điều trị nhiều hơn.

Sờ nắn vú

Ngực trần và nằm ngửa trên giường một cách thư giãn. Đặt cánh tay phải ra sau đầu, hành động này sẽ giúp vùng cơ vú phía dưới thu gọn lại về tâm vú giúp thuận lợi trong quá tình kiểm tra hơn.

Dùng tay trái sờ nắn vú bên phải theo chiều kim đồng hồ hay vòng xoắn ốc để phát hiện các u cục ở bầu vú.

Hoặc bạn có thể chia vú thành 4 phần: 2 phần ở 2 bên và 2 phần trên và dưới vú. Dùng đầu ngón tay ấn vào các phần vú, xoáy theo hình tròn và nhấn nhẹ nhàng nhưng dứt khoát để phát hiện các u cục bên trong.

Dùng đầu ngón cái và ngón trỏ nắn đầu vú xem có dịch chảy ra hay không? Rồi di chuyển các đầu ngón tay, miết thật sâu xuống vùng hõm nách và xương đòn để xem có các u cục hay phần da dày cứng bất thường không?

Làm tương tự với vú trái bằng tay phải của bạn. Nếu phát hiện thấy có 1 trong những bất thường trên cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra vú ngay.

Sờ nắn để phát hiện các u cục bất thường
Sờ nắn để phát hiện các u cục bất thường

Những đối tượng dễ bị ung thư vú

Phụ nữ

Bệnh có thể phát triển ở cả nam và nữ nhưng có tới trên 90% các trường hợp phát hiện bệnh đều thuộc giới tính nữ.

Do đặc thù sinh lý, nữ giới có sự phát triển ngực hơn nam giới rất nhiều vì vậy mà nguy cơ mắc ung thư vú ở nữ giới cao hơn nam giới gấp 100 lần.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây thì tỷ lệ nam giới mắc ung thư vú đang có chiều hướng gia tăng.

Phụ nữ lớn tuổi

Phụ nữ mắc ung thư vú thường ở độ tuổi sau mãn kinh trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó đến nhóm từ 30-45, hiện nay thì tỷ lệ này đang dần được trẻ hóa.

Gia đình có tiền sử về ung thư vú

Những người trong gia đình có người mắc ung thư vú sẽ có nguy cơ di truyền cao.

Do đó, khi trong nhà đã có tiền sử về ung thư vú bạn nên chú ý đến phòng ngừa và tầm soát ung thư vú bằng cách kiểm tra vú thường xuyên, có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.

Thời kỳ kinh nguyệt kéo dài, không mang thai và không sinh con

Phụ nữ có kinh sau 12 tuổi và mãn kinh trước 55 tuổi thường có nguy cơ mắc ung thư vú là rất cao do lượng estrogen trong cơ thể kéo dài hơn những phụ nữ khác.

Phụ nữ mang thai sau tuổi 30 hay không mang thai và sinh con cũng nằm trong top những người có nguy cơ mắc ung thư vú cao.

Theo đó những phụ nữ sinh con và cho con bú sẽ góp phần giảm thiểu khả năng ung thư vú.

Thói quen sinh hoạt không lành mạnh

Những phụ nữ thừa cân, béo phì, lười vận động có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao.

Bên cạnh đó những phụ nữ thường hay thức khuya, đi ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú cho bạn.

Do đó, phụ nữ cần kết hôn và sinh con sớm trước tuổi 30 để giảm thiểu khả năng mắc ung thư vú.

Đồng thời có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, vận động thường xuyên, ổn định cân nặng một cách cân bằng, thường xuyên kiểm tra vú để phòng và sớm phát hiện và có biện pháp điều trị thích hợp.

Sớm phát hiện và điều trị sẽ có tới 90% cơ hội khỏi bệnh, hạn chế được việc phải cắt bỏ vú cho nữ giới.

Theo Trí Thức Trẻ