"Góa phụ Ba Quả"
“Góa phụ Ba Quả” là biệt danh của một mỹ nữ tên Thanh tại đất Ba Thục xưa. Bà không chỉ nhận được sự tôn kính của Tần Thủy Hoàng mà còn là một nữ thương gia giàu có không ai sánh bằng.
Hồi trẻ Ba Thanh được gả cho một đại phú gia ở Ba Thục. Thế nhưng hạnh phúc chưa lâu, ba năm sau chồng bà bỗng nhiên mắc bạo bệnh qua đời, để lại một gia sản giàu có dồn hết lên đôi vai người thiếu phụ. Ba Thanh buông lời thề: sẽ cả đời không tái giá. Một tay Ba Thanh quán xuyến cơ nghiệp khổng lồ nhà chồng, trong đó quan trong nhất là duy trì Đan Sa - một thần dược giúp an thần, xua đuổi tà ma, và tùy táng trong mộ của các vương gia quý tộc thời bấy giờ.
Ba Thanh luôn chú trọng việc chiêu mộ vệ sĩ tinh luyện để bảo vệ an quá trình sản xuất, tiêu thụ Đan Sa. Việc làm này của bà không chỉ duy trì được gia nghiệp tổ tông mà còn khiến nó không ngừng lớn mạnh. Chẳng bao lâu, Ba Thanh trở thành nữ nhân giàu nhất thiên hạ, và cũng là nữ chủ nhân chính thức của mỏ khoáng sản Đan Sa.
Danh tiếng của bà được truyền tụng khắp nơi, đến tận tai cả Tần Thủy Hoàng. Khi diện kiến bà, Hoàng đế không khỏi ngậm ngùi và kính trọng, phong cho Ba Thanh tước hiệu “Trinh Phụ”. Sau khi bà qua đời, Ngài còn cho dựng “Nữ Hoài Thanh Đài” để tưởng nhớ bà.
Mỹ nhân A Phòng
Sử sách ghi lại, khi quân đội nước Tần đang chiến đấu với những bộ lạc ở phía Nam. Thế trận rất cam go và ác liệt. Đúng lúc dầu sôi lửa bỏng, quân Tần lúc lại mắc phải một căn bệnh nguy hiểm, đó là dịch hạch.
Trong bối cảnh không biết tiến hay thủ, thủ lĩnh của những bộ lạc ở phía Nam đã đưa một thôn nữ hái thuốc trà trộn vào trong doanh trại của quân Tần, giúp không chế dịch bệnh. Nhưng thực chất là để thăm dò tình hình, ra đòn tấn công then chốt để tiêu diệt tận gốc quân địch. Thôn nữ ấy chính là A Phòng.
Tần Thủy Hoàng ngay khi nhìn thấy A Phòng, đã rất đỗi ngạc nhiên vì nàng giống hệt một nữ nhân mà ông quen biết từ nhỏ. Giữa binh đao khói lửa, A Phòng và Tần Thủy Hoàng đã nảy sinh tình cảm với nhau. Sau khi dịch bệnh được không chế, A Phòng trở về xứ quốc, thuyết phục những bộ lạc phía Nam hòa giải với quân Tần.
Tần Thủy Hoàng vì nhung nhớ khôn nguôi, đã đến tận nơi bày tỏ chân tình với A Phòng. Hoàng đế hứa hẹn sẽ cho nàng danh phận sau khi thống nhất Trung Hoa. Thế nhưng, sau khi Tần vương hoàn thành tham vọng, A Phòng đã không may qua đời. Để tỏ lòng thương nhớ nữ nhân mà mình rất mực yêu thương, Tần Thủy Hoàng đã xây dựng lên cung A Phòng - được đánh giá là cung điện xa hoa bậc nhất lịch sử Trung Quốc.
Theo Khỏe và đẹp