Lương thiện là phúc khí lớn nhất trong đời người.
Phẩm đức là tài sản quý giá nhất trong đời người.
Không tích lũy điều thiện, khó có thể có phúc; không xây dựng phẩm đức, khó có thể tụ tài.
1. Thiện, có thể tích phúc
Trong "Đạo đức kinh" có nói: "Thiên đạo vô thân, thường vu thiện nhân. Ý của câu này muốn nói, ông trời không thiên vị bất cứ ai nhưng cũng không bao giờ để người lương thiện phải chịu thiệt thòi".
Lương thiện không có nghĩa là phải làm ra việc thiện có tầm ảnh hưởng rộng rãi nhưng nhất định phải mang trong mình suy nghĩ lương thiện, tích phúc cho bản thân và người nhà. Nếu như bạn lương thiện, phúc báo tất sẽ theo như hình với bóng.
Vậy phúc từ đâu ra? Chính là từ trong tâm lương thiện của mỗi người.
Cổ nhân từng nói: "Tất cả phúc khí, đến từ tâm địa của chính mình. Người làm việc thiện, có thể phúc chưa đến ngay nhưng ít nhất tai họa sẽ tránh xa".
Đối xử với người khác, luôn luôn phải giữ một tấm lòng lương thiện, chân thành và khoan dung. Khi chúng ta gieo thiện nhân, chắc chắn sẽ thu về thiện quả dù sớm hay muộn.
Người thường xuyên cho đi tình yêu thương sẽ nhận được tình yêu thương, người thường xuyên làm phúc, phúc sẽ đến.
Phúc khí lớn nhất một đời người không gì có thể so sánh với một tấm lòng lương thiện.
Thi thoảng làm một việc thiện không hề khó, cái khó là suốt một đời phải giữ cho sự lương thiện thuở ban đầu không bị mất đi. Gieo phúc gặt phúc không dễ, vì thế chúng ta càng nên cố gắng và trân trọng phúc khí mà mình có được.
2. Đức, có thể tụ tài
Người có phẩm đức cao thượng hầu như không tồn tại dã tâm chiếm hữu đối với vàng bạc, tài sản, cũng không cố ý ra sức tích lũy tài sản.
Tiền bạc tài sản mà họ có được là để chăm sóc cho người khác, vì thế cho người khác càng nhiều, họ lại càng trở nên giàu có.
Đức hạnh càng cao càng có thể tụ tài. Người có phẩm đức cao thượng mới có thể đón nhận được phúc báo như sự giàu có, quyền lực hay danh vọng…
Ảnh minh họa.
Vậy tài từ đâu mà có? Tài đến từ phẩm đức tốt đẹp của con người. Con người sống một đời chẳng quá dài, công danh lợi lộc chớp mắt một cái cũng có thể biến mất, tiền bạc giàu có chết cũng chẳng thể mang theo. Làm người, không thể không có lương tâm, thà thiếu tiền bạc chứ không thể thiếu đạo đức.
Muốn theo đuổi vật chất, sự giàu có, trước tiên phải tu dưỡng đạo đức nhân nghĩa. Trong qua trình chúng ta tu dưỡng, phú quý sẽ tự động tìm đến. Chà đạp lên đức hạnh để theo đuổi tiền tài, chắc chắn sẽ nhận kết cục đắng cay.
Cuối thời nhà Thanh có một thương nhân làm ăn thất bát, muốn có một khoản tiền lớn để xoay vòng hoạt động kinh doanh. Khoản tiền này rất lớn, có lẽ chỉ có Phụ Khang Tiền trang mới có thể xoay được số tiền này.
Thế là ông ta tìm đến chủ nhân của Phụ Khang Tiền trang là Hồ Tuyết Nham, chủ động hạ thấp giá, mong ông ta mua lại sản nghiệp của mình.
Hồ Tuyết Nham nghe xong, lập tức bố trí người đi điều tra xem lời của thương nhân kia có đúng hay không. Điều tra xong, Hồ Tuyết Nham không nói gì, mua lại sản nghiệp của đối phương theo đúng giá thị trường.
Thương nhân kia kinh ngạc, không hiểu sao lợi ích đã bày ngay trước mắt mà ông ta không lấy. Nhìn thấu sự nghi hoặc của đối phương, họ Hồ nói: "Ông yên tâm, tôi chỉ thay ông bảo quản sản nghiệp, đợi khi nào ông vượt qua khó khăn lần này, bất cứ lúc nào ông cũng có thể đến chuộc lại đồ của mình".
Nhờ có sự giúp đỡ kịp thời của Hồ Tuyết Nham, thương nhân kia cuối cùng cũng đã vượt qua sóng gió, trở thành đối tác hợp tác trung thành nhất của ông chủ Phụ Khanh Tiền trang.
Dưới sự hỗ trợ hợp sức của ông ta, Hồ Tuyết Nham ngày càng làm ăn lớn, được người dân thời bấy giờ gọi là "thần tài sống".
Đức có thể tụ nhân, tụ trí, tụ tài. Muốn phát tài, phải dựa vào đức, đức không dày, không thể nào tải được vạn vật.
Theo ICTVietnam