Người luôn mang trong lòng nghi ngờ
Việc bái Phật nhất định phải có lòng tin, nhưng nếu ngay cả Đức Phật mà cũng không tin hoặc nửa tin nửa ngờ thì Phật sẽ không phù hộ cho người đó.
Đức Phật vốn là bậc toàn giác, trí tuệ vô biên cho nên ngài có thể biết hết thảy những suy nghĩ trong đầu của chúng sinh. Người trong lòng đã không có tín ngưỡng, chỉ biết đi theo đại chúng thì như nước chảy bèo trôi, không có chính kiến.
Sự hoài nghi cũng thường đi kèm với các thói quen xấu. Do không tin luật nhân quả nên phỉ báng lời Phật dạy là phi lý không có lẽ thực, đồng thời lại còn hô hào người khác đồng hành với việc xấu của mình.
Người bất hiếu với cha mẹ
Những người bất hiếu với cha mẹ là một trong 3 kiểu người bái Phật vô ích khi chính tự tay mình làm tiêu tan đi phúc lành của mình.
Hiếu thảo là hành động biết ơn và đền ơn đối với các bậc đã dày công sinh dưỡng, dạy dỗ mình nên người. Nếu không có ông bà cha mẹ thì không ai có mặt trên cuộc đời này, cho nên tri ân báo ân ông bà cha mẹ là hành động có ý nghĩa hết sức thiêng liêng.
Từ xưa đến nay phạm tội bất hiếu chính là đánh mất đi tư cách làm người, suốt đời mang tiếng xấu hổ với con cháu mà thôi. Sau khi chết đi bị đọa địa ngục, đó chính là quả báo nặng nề cho những người con bất hiếu. Nếu không hiếu thảo với cha mẹ thì thành công cũng bỏ đi.
Người không biết hối cải
Con người trên đời chẳng có ai là hoàn hảo vô khuyết cả, khó tránh khỏi lúc có sai lầm. Đức Phật dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý nhất, một là người không mắc phải lỗi lầm gì, hai là người có lỗi nhưng biết sai và sửa chữa”.
Người làm sai và biết sai hối, tìm đến cửa Phật để sám hối về những tội ác mình gây ra trước đó thì cũng được coi là làm người lại một lần nữa.
Nhưng nếu như một người biết rõ việc mình làm là sai nhưng không biết hối cải, không có ý thức mình làm sai, vậy thì hành động đi bái Phật cũng không phải là sám hối thật lòng.
Họ chỉ đang cố làm ra vẻ tin Phật mà thôi, chứ thực tâm trong lòng chẳng hề có một chút áy náy nào.
Theo Khỏe và Đẹp