Chiếc áo lâu đời nhất thế giới
Chiếc áo cổ chữ V có từ 5.000 năm trước đang được trưng bày tại bảo tàng Khảo cổ học Ai Cập UCL Petrie. Đáng chú ý là chiếc áo này có hình dạng giống như một chiếc áo hiện đại với cổ V, nếp gấp li, dài tay.
Vải bị rách nhưng hình dáng của chiếc áo vẫn giữ được form
Các nhà nghiên cứu khảo cổ học cho hay, chiếc áo có thể ra đời từ năm 3.100 trước công nguyên. Đây có thể coi là chiếc áo cổ nhất trên thế giới, được khai quật vào năm 1913 từ một khu nghĩa địa cách thủ đô Cairo (Ai Cập) 50km. Nhà khảo cổ Petrie là người tìm ra nó bên cạnh những cổ vật khác nhưng mãi đến năm 1977, các chuyên gia của bảo tàng Petrie mới phát hiện ra tấm áo này.
Việc chiếc áo cổ hàng nghìn năm trước có nhiều điểm giống một chiếc áo hiện đại tạo nên nhiều tò mò, hấp dẫn với người đương đại.
Kiếm cổ 2.000 năm bằng đồng xanh trông như mới
Sở nghiên cứu hiện vật khảo cổ Nhạc Dương ở Hồ Nam (Trung Quốc) đã khai quật được 23 ngôi mộ cổ trên 2.000 năm tuổi. Từ đó phát hiện ra hơn 60 hiện vật tùy táng bằng đồng xanh, ngọc, gốm. Trong đó đáng chú ý là cây kiếm cổ bằng đồng xanh trông vẫn như mới, không bị hoen gỉ sau hàng nghìn năm.
Kiếm cổ hơn 2.000 năm vẫn như mới, không bị gỉ
Hiện vật này nằm trong ngôi mộ cổ đặt theo hướng Đông – Tây và nhiều khả năng của một dòng họ quý tốc. Các nhà khảo cổ nhận xét, cổ vật này thể hiện phong tục tống táng ma chay và cho biết rõ hơn về đời sống vật chất, văn hóa của thời kỳ Đông Chu tại Trung Quốc.
Cổ thư 300 năm màu sắc vẫn vẹn nguyên
Cuốn sách in màu cổ nhất thế giới được lưu giữ tại bảo tàng ở Đại học Cambridge nước Anh vẫn vẹn nguyên màu sắc như mới sau hơn 300 năm.
Bức tranh đẹp ở Đại học Cambridge nước Anh vẫn giữ nguyên vẹn màu sắc như mới sau hơn 300 năm
Điều này khiến những người trong bảo tàng cũng phải ngạc nhiên vì hình ảnh, màu sắc trong cuốn sách cổ thư vẫn nguyên như mới. Đây là bản vẽ màu và bản phác thảo của 50 họa sĩ và nhà thư pháp cổ xưa.
Để làm nên những bức tranh này, các họa sĩ xưa phải rất cầu kỳ. Bức tranh gốc được dán xuống khối gỗ, những phần không có họa tiết sẽ bị đục bỏ trên thớ gỗ để tạo nên một kiểu tranh nổi. Sau đó, người in phết mực màu lên, vì vậy bức vẽ được in chứ không phải vẽ trực tiếp bằng màu. Đây là kỹ thuật khắc gỗ nhiều màu, giúp màu sắc vẹn nguyên qua thời gian.
Một số bức vẽ khác cách đây hơn 300 năm:
Theo Dân Việt