1. Gan lợn
Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: Đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Bởi vậy, nhiều người thích chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể con lợn.
Nơi này được cho tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, hàm lượng độc tố, cũng như có ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh. Vì thế, gan lợn không nên ăn nhiều kẻo gây hại cho sức khỏe.
2. Đầu tôm
Quan niệm "ăn đầu tôm giúp thông minh" được cho một sai lầm nghiêm trọng cần loại bỏ. Theo đó, đầu tôm là phần chứa chất thải của tôm và tích tụ nhiều kim loại nặng như asen.
Đối với phụ nữ mang thai, độc tính của kim loại nặng asen thường rất mạnh, ăn nhiều có thể dẫn đến dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Bên cạnh việc chế biến sạch sẽ, khi mua tôm nếu thấy phần đầu chuyển đen nên tránh xa. Loại tôm này có khả năng đã bị nhiễm kim loại, chất độc hại, ký sinh trùng.
3. Tiết canh vịt
Tiết canh được xem như món nhậu "đỉnh" của cánh mày râu trên bàn tiệc. Tuy nhiên, ăn tiết canh vịt rất dễ nhiễm virus cúm gia cầm, có nguy cơ mắc bệnh cao, thậm chí tử vong.
Nguyên nhân do tiết canh bản chất là máu sống cùng với các loại thịt, xương nên hoàn toàn không thể tiêu diệt các loại vi khuẩn, ký sinh trùng có trong con vật. Do đó, không nên ăn tiết canh vịt dù nhìn con vịt đó có vẻ khỏe mạnh.
4. Ruột cá
Theo các chuyên gia cảnh báo, ruột cá chính là bộ phận bẩn nhất vì chứa toàn chất thải của cá. Khi cá ăn tạp chất, lại sống dưới nước nên chúng có thể ăn các độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng như: trứng sán, trứng giun và giun xoắn...
Nếu ăn ruột cá nhiễm ký sinh trùng, khi bị nhiễm vào cơ thể có thể gây hại cho gan và một số cơ quan khác. Nếu thực sự thèm ăn, bạn nên chọn những loại ruột cá ăn được và chế biến cẩn thận. Trước khi nấu, sơ chế sạch sẽ bằng muối. Đặc biệt, bạn phải nấu thật chín, tránh nguy cơ mắc các bệnh ký sinh trùng.
An Chi
Theo Vietnamnet