Không có kinh
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây mất kinh đó là mang thai và giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ và không mang thai thì mất kinh có thể là do vấn đề ở tuyến giáp, một sự mất cân bằng hormone khiến u nang phát triển trong buồng trứng, hoặc cũng có thể do bạn đang bị stress quá độ. Tình trạng thiếu cân, tức khi cơ thể không đủ mỡ béo cũng có thể gây tắt kinh. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bị mất kinh kéo dài 3-6 tháng.
Cơn đau quặn, co thắt khiến bạn không thể tham gia các hoạt động hàng ngày là điều bất thường và đó có thể là do lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng mà các mô phát triển bên ngoài tử cung như ở buồng trứng, ống dẫn trứng hay phần bụng dưới. Các mô lạc nội mạc tử cung này vẫn sẽ rụng và chảy máu trong kỳ kinh nguyệt nhưng lại không có cách để thoát ra ngoài cơ thể gây đau vùng chậu. U xơ tử cung và sẹo vùng âm đạo cũng sẽ gây đau đớn trong kỳ kinh nguyệt và các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn (nội soi) để cắt bỏ u xơ cùng các mô sẹo. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu cơn đâu kéo dài và không thể giảm đau bằng thuốc.
Rong kinh
Rong kinh là khi máu chảy ra quá nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh quá thường xuyên và kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Nguyên nhân có thể là do bạn có quá nhiều hoặc quá ít các hormone điều tiết kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Phương pháp tránh thai bằng đặt vòng tránh thai và u xơ tử cung cũng khiến chảy máu nhiều trong chu kỳ “nguyệt san”. Khi có các dấu hiệu chóng mặt, khó thở và phải thay băng vệ sinh mỗi giờ, thì bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Kinh nguyệt không đều
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 21 - 35 ngày từ ngày đầu của kỳ kinh đến ngày đầu của kỳ sinh sau. Nếu kinh nguyệt có hiện tượng thay đổi, mất kinh 1-2 tháng thì đây vẫn là điều bình thường và bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu kinh nguyệt chỉ xuất hiện 8 lần mỗi năm hoặc mất kinh 3 tháng, bạn cần đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, mất cân bằng hormone và bệnh Polyp.
Các nguyên nhân phổ biến nhất gây mất kinh đó là mang thai và giai đoạn tiền mãn kinh. Tuy nhiên, nếu bạn còn trẻ và không mang thai thì mất kinh có thể là do vấn đề ở tuyến giáp, một sự mất cân bằng hormone khiến u nang phát triển trong buồng trứng, hoặc cũng có thể do bạn đang bị stress quá độ. Tình trạng thiếu cân, tức khi cơ thể không đủ mỡ béo cũng có thể gây tắt kinh. Hãy đi khám bác sĩ ngay nếu bị mất kinh kéo dài 3-6 tháng.
Cơn đau quặn, co thắt khiến bạn không thể tham gia các hoạt động hàng ngày là điều bất thường và đó có thể là do lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng mà các mô phát triển bên ngoài tử cung như ở buồng trứng, ống dẫn trứng hay phần bụng dưới. Các mô lạc nội mạc tử cung này vẫn sẽ rụng và chảy máu trong kỳ kinh nguyệt nhưng lại không có cách để thoát ra ngoài cơ thể gây đau vùng chậu. U xơ tử cung và sẹo vùng âm đạo cũng sẽ gây đau đớn trong kỳ kinh nguyệt và các chuyên gia khuyên bạn nên thực hiện phẫu thuật ít xâm lấn (nội soi) để cắt bỏ u xơ cùng các mô sẹo. Bạn cũng nên đi khám bác sĩ nếu cơn đâu kéo dài và không thể giảm đau bằng thuốc.
Rong kinh
Rong kinh là khi máu chảy ra quá nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh quá thường xuyên và kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày. Nguyên nhân có thể là do bạn có quá nhiều hoặc quá ít các hormone điều tiết kinh nguyệt là estrogen và progesterone. Phương pháp tránh thai bằng đặt vòng tránh thai và u xơ tử cung cũng khiến chảy máu nhiều trong chu kỳ “nguyệt san”. Khi có các dấu hiệu chóng mặt, khó thở và phải thay băng vệ sinh mỗi giờ, thì bạn cần đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Kinh nguyệt không đều
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 21 - 35 ngày từ ngày đầu của kỳ kinh đến ngày đầu của kỳ sinh sau. Nếu kinh nguyệt có hiện tượng thay đổi, mất kinh 1-2 tháng thì đây vẫn là điều bình thường và bạn không cần lo lắng. Tuy nhiên nếu kinh nguyệt chỉ xuất hiện 8 lần mỗi năm hoặc mất kinh 3 tháng, bạn cần đi khám bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu của u xơ tử cung, mất cân bằng hormone và bệnh Polyp.
Theo NguoiLaoDong