Không ăn dưa cà muối xổi
luu-y-khi-an-dua-ca-phunu
Không ăn dưa cà muối xổi.

Dưa mới muối trong vài ngày đầu không nên ăn vì có vị đắng và cay. Nhưng sau khi thấy dưa chua vừa phải, vàng đúng chuẩn là thời điểm dưa chín đúng độ, hàm lượng nitric sẽ giảm dần và mất hẳn. Lúc này bạn nên tranh thủ ăn hết vì dưa chín ngon và tốt cho sức khỏe.

Mặt khác cũng không nên để dưa, cà muối quá lâu bởi lúc này hàm lượng nitric sẽ tăng cao trở lại, chất này có thể gây tụt huyết áp. Theo đó, nếu ở liều 0,3 g - 0,5 g nitric có thể gây ngộ độc, còn từ 3 g trở lên nitric có thể dẫn đến chết người.

Do vậy không nên muối quá nhiều dưa, cà mà chỉ nên muối vừa đủ lượng, ăn vừa đủ chín để đảm bảo an toàn và ngon miệng nhất.

Không nên ăn nhiều dưa cà hàng ngày

Ngay cả với dưa muối đảm bảo vệ sinh cũng không nên ăn quá nhiều và thường xuyên hàng ngày mà ngược lại nên ăn nhiều các thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe như rau quả tươi.

Không ăn dưa cà khi đói
luu-y-khi-an-dua-ca-phunu
Không nên ăn dưa cà khi bụng đói

Không nên ăn dưa cà khi bụng đói, nhất là những người bị bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, viêm loét dạ dày không nên ăn dưa muối chua vì chúng chứa nhiều muối, men tiêu hóa cao, có thể gây ra những biến chứng bất lợi cho sức khỏe.

Hệ tiêu hóa không tốt không nên ăn dưa cà muối

Những người hệ tiêu hóa tốt không bị viêm loét dạ dày, hành tá tràng… ăn dưa, cà muối sẽ tốt cho tiêu hóa vì cung cấp chất xơ, cung cấp thêm các acid lactic, cung cấp thêm vi khuẩn có ích cho đường ruột, điều hòa hệ đường ruột tốt hơn.

Những ngươi có bệnh viêm loét dạ dày ,viêm đại tràng mãn tính, sơ gan cổ trướng,… nói chung ăn nhiều chất chua vào cơ thể sẽ làm pH trong đường ruột thay đổi thì không nên ăn. Cũng không nên ăn nhiều dưa, cà muối vì thường rau đã để muối dưa là rau già nên nhiều xơ hơn. Đối với người già, ăn nhiều chất xơ có thể gây xoắn ruột, tắc ruột do bã thức ăn, cọ sát gây chảy máu, hoặc chất chua làm viêm loét thêm.
Theo Khỏe&đẹp