Những hình mới của phim điện ảnh “Power Rangers” (ở Việt Nam hay gọi là “5 anh em siêu nhân”) được tung ra gần đây đã gây cơn “sốt” về bộ phim có nội dung các siêu anh hùng này. Phim được làm lại từ nguyên bản phim truyền hình “Mighty Morphin: Power Rangers” đã trình chiếu năm 1993. Dàn diễn viên hoàn toàn mới sẽ đảm nhận tuyến nhân vật cũ trong bản phim truyền hình. Các kỹ xảo cũng được hứa hẹn vô cùng hoành tráng.
Quay lại cách đây hơn 20 năm, “Mighty Morphin: Power Rangers” cũng được đưa lên màn ảnh rộng với tên gọi “Mighty Morphin Power Rangers: The Movie” và đạt được nhiều thành công đáng kể. Liệu “5 anh em siêu nhân” bản năm 2017 này có thành công? Chỉ biết trước mắt phim sẽ có những bất lợi khi trình chiếu vào năm sau. Hãy cùng 2Sao điểm qua những điểm bất lợi này.
Cốt truyện không mới mẻ, giống hệt phiên bản truyền hình
“Mighty Morphin: Power Rangers” (MMPR) là season mở đầu cho series “Power Rangers” nổi tiếng ở Mỹ. Phim bắt đầu phát sóng từ năm 1992 và kéo dài cho tới hiện nay, với mỗi năm là 1 season có nội dung hoàn toàn khác biệt cùng dàn diễn viên mới. MMPR có thể được xem là thành công nhất trong series này bởi kéo dài tới 3 phần phim với dàn diễn viên gần như được giữ nguyên vẹn. Phim là kỷ niệm tuổi thơ của thế hệ 8x và cái tên “5 anh em siêu nhân” cũng từ đó mà ra. .
Khác với phiên bản movie năm 1995 có nội dung hoàn toàn sáng tạo, mới lạ và mang tính liên kết với series truyền hình. Thì ở bản movie mới 2017 phát sóng lại có cốt truyện khá cũ kỹ khi sẽ làm lại nội dung từ series MMPR trên truyền hình vốn quen thuộc. Nội dung bản 2017 kể về 5 người bạn trẻ tuổi teen được chọn để biến thành các siêu nhân bảo vệ Trái Đất khỏi mụ phù thủy Rita độc ác. Từ nội dung cho tới tên của nhân vật đều y hệt bản truyền hình ngày xưa, dẫn tới việc các fan của dòng phim này lo lắng sẽ tạo sự nhàm chán. Bởi bản thân kịch bản trên truyền hình cũng tầm trung và không đặc sắc. Đó là chính điểm bất lợi đầu tiên mà bản 2017 phải đối mặt.
Trang phục quá xa lạ và kỳ quặc
Trang phục sau khi biến hình ở MMPR truyền hình ngày xưa đã được khán giả khen ngợi với thiết kế đơn giản mà đẹp. Trong phiên bản điện ảnh năm 1995, dù có thay đổi chất liệu cho trang phục thì hình dáng của thiết kế chính từ bản truyền hình vẫn được giữ nguyên vẹn. Thiết kế của bản điện ảnh 1995 được đánh giá là có cải tiến, cách tân nhưng vẫn trung thành với thiết kế gốc. Vì vậy bản điện ảnh năm 1995 tuy chỉ có kinh phí là 15 triệu USD nhưng lại đạt doanh thu là 66.4 triệu USD vào thời điểm đó, một lợi nhuận không hề nhỏ.
Khi bản năm 2017 công bố hình ảnh trang phục khi biến hình thành siêu nhân của 5 nhân vật chính thì khán giả đã chia ra 2 luồng ý kiến, trong đó phản đối “ném đá” chiếm nhiều hơn. Tạo hình quá cơ bắp trông kỳ quặc, không khác gì các siêu anh hùng từ Marvel hay DC đang phủ sóng gần đây. Các fan lâu năm của bản truyền hình cảm thấy quá xa lạ tới mức xa rời tạo hình gốc từ bản phim truyền hình. Dẫu biết đây là phiên bản làm lại, được quyền sáng tạo, song sáng tạo quá đà theo kiểu lạ lẫm thế này thì không phải fan nào cũng chấp nhận được. Đây tiếp tục là một bất lợi của bản phim 2017 khi chính các fan của thương hiệu “Power Rangers” không ủng hộ tạo hình mới này.
Đã có nhiều phim thể loại siêu anh hùng
Nếu hãng Saban (nắm thương hiệu “Power Rangers”) có thể làm bản điện ảnh này sớm hơn chừng 10 năm thì có thể thương hiệu “Power Rangers” sẽ được mở rộng và đạt nhiều thành công vang dội. Bởi 10 năm trước trào lưu làm phim về các siêu anh hùng không nở rộ đến quá nhiều như hiện nay. Còn lúc này, khán giả đã quá nhàm chán về việc phim siêu anh hùng cứ đổ bộ liên tục như hiện nay.
Dù “Power Rangers” kết hợp giữa siêu anh hùng cùng người máy đại chiến, nhưng với kinh phí đầu tư chỉ 120 triệu USD thì chỉ ở mức tầm trung với thể loại phim này. Khán giả nghi ngờ về chất lượng kỹ xảo và độ hoành tráng của phim khi so với các siêu phẩm từ Marvel hay DC. Vì vậy áp lực để thu hút khán giả ra rạp xem vào năm sau cùng mục tiêu vực lại thương hiệu “Power Rangers“ vốn dần suy yếu bên mảng truyền hình là không nhỏ. Nhất là khi năm sau còn có “Thors: Ragnarok” đổ bộ cùng “Spiderman” mới do Marvel sản xuất. Vì vậy đây là điểm bất lợi thứ ba của phim.
Lời kết
Dẫu có những điểm khá bất lợi cho “Power Rangers” bản điện ảnh năm 2017, nhưng vì phim vẫn đang được quay nên khán giả vẫn có quyền hy vọng về một bản tươm tất, chỉnh chu khi trình chiếu. Các fan của “5 anh em siêu nhân” ngày xưa trên khắp thế giới cũng đã quyết tâm ủng hộ phim khi ra rạp, nhằm cứu lấy một thương hiệu vẻ vang nay dần tàn lụi.
Quay lại cách đây hơn 20 năm, “Mighty Morphin: Power Rangers” cũng được đưa lên màn ảnh rộng với tên gọi “Mighty Morphin Power Rangers: The Movie” và đạt được nhiều thành công đáng kể. Liệu “5 anh em siêu nhân” bản năm 2017 này có thành công? Chỉ biết trước mắt phim sẽ có những bất lợi khi trình chiếu vào năm sau. Hãy cùng 2Sao điểm qua những điểm bất lợi này.
Cốt truyện không mới mẻ, giống hệt phiên bản truyền hình
Phiên bản điện ảnh 1995 được khen ngợi là sáng tạo về nội dung và có tính liên
kết với bản truyền hình.
kết với bản truyền hình.
“Mighty Morphin: Power Rangers” (MMPR) là season mở đầu cho series “Power Rangers” nổi tiếng ở Mỹ. Phim bắt đầu phát sóng từ năm 1992 và kéo dài cho tới hiện nay, với mỗi năm là 1 season có nội dung hoàn toàn khác biệt cùng dàn diễn viên mới. MMPR có thể được xem là thành công nhất trong series này bởi kéo dài tới 3 phần phim với dàn diễn viên gần như được giữ nguyên vẹn. Phim là kỷ niệm tuổi thơ của thế hệ 8x và cái tên “5 anh em siêu nhân” cũng từ đó mà ra. .
Nội dung cùng nhân vật bản điện ảnh 2017 lại giữ nguyên từ bản truyền hình.
Khác với phiên bản movie năm 1995 có nội dung hoàn toàn sáng tạo, mới lạ và mang tính liên kết với series truyền hình. Thì ở bản movie mới 2017 phát sóng lại có cốt truyện khá cũ kỹ khi sẽ làm lại nội dung từ series MMPR trên truyền hình vốn quen thuộc. Nội dung bản 2017 kể về 5 người bạn trẻ tuổi teen được chọn để biến thành các siêu nhân bảo vệ Trái Đất khỏi mụ phù thủy Rita độc ác. Từ nội dung cho tới tên của nhân vật đều y hệt bản truyền hình ngày xưa, dẫn tới việc các fan của dòng phim này lo lắng sẽ tạo sự nhàm chán. Bởi bản thân kịch bản trên truyền hình cũng tầm trung và không đặc sắc. Đó là chính điểm bất lợi đầu tiên mà bản 2017 phải đối mặt.
Trang phục quá xa lạ và kỳ quặc
Trang phục sau khi biến hình ở MMPR truyền hình ngày xưa đã được khán giả khen ngợi với thiết kế đơn giản mà đẹp. Trong phiên bản điện ảnh năm 1995, dù có thay đổi chất liệu cho trang phục thì hình dáng của thiết kế chính từ bản truyền hình vẫn được giữ nguyên vẹn. Thiết kế của bản điện ảnh 1995 được đánh giá là có cải tiến, cách tân nhưng vẫn trung thành với thiết kế gốc. Vì vậy bản điện ảnh năm 1995 tuy chỉ có kinh phí là 15 triệu USD nhưng lại đạt doanh thu là 66.4 triệu USD vào thời điểm đó, một lợi nhuận không hề nhỏ.
Khi bản năm 2017 công bố hình ảnh trang phục khi biến hình thành siêu nhân của 5 nhân vật chính thì khán giả đã chia ra 2 luồng ý kiến, trong đó phản đối “ném đá” chiếm nhiều hơn. Tạo hình quá cơ bắp trông kỳ quặc, không khác gì các siêu anh hùng từ Marvel hay DC đang phủ sóng gần đây. Các fan lâu năm của bản truyền hình cảm thấy quá xa lạ tới mức xa rời tạo hình gốc từ bản phim truyền hình. Dẫu biết đây là phiên bản làm lại, được quyền sáng tạo, song sáng tạo quá đà theo kiểu lạ lẫm thế này thì không phải fan nào cũng chấp nhận được. Đây tiếp tục là một bất lợi của bản phim 2017 khi chính các fan của thương hiệu “Power Rangers” không ủng hộ tạo hình mới này.
Đã có nhiều phim thể loại siêu anh hùng
Nếu hãng Saban (nắm thương hiệu “Power Rangers”) có thể làm bản điện ảnh này sớm hơn chừng 10 năm thì có thể thương hiệu “Power Rangers” sẽ được mở rộng và đạt nhiều thành công vang dội. Bởi 10 năm trước trào lưu làm phim về các siêu anh hùng không nở rộ đến quá nhiều như hiện nay. Còn lúc này, khán giả đã quá nhàm chán về việc phim siêu anh hùng cứ đổ bộ liên tục như hiện nay.
Dù “Power Rangers” kết hợp giữa siêu anh hùng cùng người máy đại chiến, nhưng với kinh phí đầu tư chỉ 120 triệu USD thì chỉ ở mức tầm trung với thể loại phim này. Khán giả nghi ngờ về chất lượng kỹ xảo và độ hoành tráng của phim khi so với các siêu phẩm từ Marvel hay DC. Vì vậy áp lực để thu hút khán giả ra rạp xem vào năm sau cùng mục tiêu vực lại thương hiệu “Power Rangers“ vốn dần suy yếu bên mảng truyền hình là không nhỏ. Nhất là khi năm sau còn có “Thors: Ragnarok” đổ bộ cùng “Spiderman” mới do Marvel sản xuất. Vì vậy đây là điểm bất lợi thứ ba của phim.
Lời kết
Dẫu có những điểm khá bất lợi cho “Power Rangers” bản điện ảnh năm 2017, nhưng vì phim vẫn đang được quay nên khán giả vẫn có quyền hy vọng về một bản tươm tất, chỉnh chu khi trình chiếu. Các fan của “5 anh em siêu nhân” ngày xưa trên khắp thế giới cũng đã quyết tâm ủng hộ phim khi ra rạp, nhằm cứu lấy một thương hiệu vẻ vang nay dần tàn lụi.
Nhân Sư
Theo Vietnamnet