Rau đắng
Rau đắng thường mọc thành đám ở ruộng trồng ngô, khoai, sắn, ở bãi sông, ven đường, là loại rau dân dã gắn liền với đời sống của người dân Nam Bộ.
Rau đắng là rau ăn kèm không thể thiếu trong món cháo cá lóc hay món lẩu cá kèo, lẩu mắm, ăn sống, nấu canh. Ngoài ra, để giảm vị đắng của rau, nhiều người chọn cách luộc chín ăn chung với cá kho hoặc thịt kho.
Rau đắng xào tôm
Rau trai
Rau này thuộc họ thài lài, mọc nhiều ở nơi đất ẩm, ruộng vườn. Thân rau phân nhánh thường ngả xuống, lá thuôn hay hình ngọn giáo, có bẹ ở gốc dài 2-10 cm, rộng 1-2 cm, không cuống.
Ngày nay, người dân thường dùng rau trai trong các bữa ăn hàng ngày. Thân và lá non có thể chế biến thành các món ngon như luộc, xào hay nấu canh. Rau tươi hay khô đều trị cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng đường tiết niệu...
Rau trai xào tỏi
Rau cải trời
Cải trời mọc dại ở vườn, ruộng, bãi trống, nhánh và lá có lông hơi dính, thơm. Cải trời là vị thuốc Nam quý, được sử dụng rộng rãi bữa ăn hàng ngày cũng như trong dân gian để chữa bệnh.
Cải trời non có thể hái về dùng để ăn sống với các loại rau rừng khác. Khi ăn sống có thể ăn cùng với cháo nóng hoặc chấm với thịt, cá kho. Ngoài ra, rau có thể luộc, xào, ăn với lẩu hay nấu canh đều ngon và thanh mát.
Cải trời nấu cá
Rau dừa nước
Loại rau này thường sống ở đầm nước hoặc trên cánh đồng lúa, ao sông. Ngọn và lá rau có thể ăn sống cho mát, có thể luộc hay nấu canh.
Dừa nước nấu mắm kho
Rau dệu
Đây là loại rau có hoa thuộc họ dền, mọc quanh năm tại các bãi sông, bờ ao, ruộng nước, ven đường, vùng đất ẩm.cLá rau có màu xanh đậm, hoa trắng.
Rau dệu chứa lượng protein cao nên là nguồn bổ sung đạm, chất xơ và vitamin cho bữa ăn hàng ngày. Với người miền Tây, rau dệu ngoài luộc, còn có thể kết hợp nấu canh với tép rất thơm ngon và thanh mát.
Rau dệu nấu canh cua đồng
Nami (Tổng hợp)
Theo VietNamnet