Panama : Đốt ảnh người nổi tiếng
Ở Panama, theo truyền thống, người ta thường mang hình vẽ những người nổi tiếng đốt cháy để đón chào năm mới. Đó có thể là những nhân vật hay xuất hiện trên truyền hình hoặc các chính trị gia nổi tiếng. Họ tin rằng, điều đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xấu trong năm cũ, để bắt đầu một năm mới hanh thông, suôn sẻ và không gặp bất cứ trở ngại nào.
Phong tục này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài tại Panama, nhưng gần đây phong tục này đã được cải biến đi ít nhiều khi ngoài hình ảnh những nhân vật nổi tiếng được mang đốt, người dân có thể sử dụng hình ảnh của những người thân đã mất của mình để đốt với hy vọng những người đã khuất cũng sẽ được chung vui một cái Tết an lành cùng mọi người.
Peru: Chửi mắng, đánh nhau
Chửi mắng và đánh nhau là một phong tục cố hữu tại một vùng quê thuộc đất nước Peru. Theo đó, phong tục kỳ quặc này sẽ được tổ chức trong dịp năm mới này vẫn thường xuất hiện tại làng Chumbilbilca của đất nước Peru xinh đẹp. Người dân ở đây ăn mừng lễ hội đón năm mới mang tên Takanakuy bằng cách mắng chửi và đánh nhau để... thắt chặt tình đoàn kết.
Họ tin rằng mắng nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những hiềm khích cá nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm mới. Dù không mang găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị chấn thương nghiêm trọng. Bởi một lý do hết sức đơn giản là những cuộc ẩu đả này được cảnh sát địa phương giám sát.
Đan Mạch: Ném vỡ bát đĩa
Ở một số quốc gia, bát đĩa vỡ vào dịp năm mới là sự xui xẻo, thì với người dân Đan Mạch, đây là điều may mắn. Trong năm, những món đồ bát đĩa cũ không dùng nữa được mọi người giữ lại.
Đến giao thừa, người dân sẽ ném bát đĩa nhà mình sang hàng xóm. Trước cửa nhà nào có càng nhiều bát đĩa cũ chứng tỏ nhà đó càng nhiều bạn và sẽ gặp may mắn trong năm mới.
Etonia: Ăn trọn vẹn bảy bữa
Một phong tục hết sức độc đáo của người Estonia luôn khiến nhiều người cảm thấy thích thú, đó là họ sẽ cố gắng ăn trọn vẹn bảy bữa trong ngày đầu năm mới. Người Etonia tin rằng, đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới. Nếu một người đàn ông ăn bảy bữa trong ngày đầu năm, thì người ta tin rằng anh ta sẽ có sức khỏe bằng bảy người đàn ông khác trong năm mới.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ăn tám bữa trong ngày đầu năm mới sẽ tốt hơn, bởi số 7 luôn được coi là con số may mắn của người Estonia và việc ăn đủ bảy bữa ăn không hơn, không kém mới là điều mang lại những sự no đủ, may mắn trong năm mới cho mỗi người.
Chile: Đón giao thừa ở nghĩa trang
Giao thừa là thời điểm người dân trên thế giới nô nức tham dự những bữa tiệc tưng bừng, thì người dân thị trấn Talca ở Chile lại có truyền thống đón khoảnh khắc thiêng liêng này ở nghĩa trang. Theo quan niệm của người dân, họ muốn sưởi ấm cho những ngôi mộ lạnh lẽo để những người yêu thương có thể cùng bắt đầu năm mới hạnh phúc.
Cổng các nghĩa trang được mở vào 23h ngày 31/12 hàng năm. Người dân mang theo nến thơm, đèn và những bản nhạc nhẹ, trang hoàng nghĩa trang. Tại đây, họ sẽ ngồi trò chuyện với nhau và cả người đã khuất về câu chuyện trong một năm.
Ở Panama, theo truyền thống, người ta thường mang hình vẽ những người nổi tiếng đốt cháy để đón chào năm mới. Đó có thể là những nhân vật hay xuất hiện trên truyền hình hoặc các chính trị gia nổi tiếng. Họ tin rằng, điều đó sẽ giúp xua đuổi tà ma, những điều xấu trong năm cũ, để bắt đầu một năm mới hanh thông, suôn sẻ và không gặp bất cứ trở ngại nào.
Phong tục này đã tồn tại trong suốt một thời gian dài tại Panama, nhưng gần đây phong tục này đã được cải biến đi ít nhiều khi ngoài hình ảnh những nhân vật nổi tiếng được mang đốt, người dân có thể sử dụng hình ảnh của những người thân đã mất của mình để đốt với hy vọng những người đã khuất cũng sẽ được chung vui một cái Tết an lành cùng mọi người.
Peru: Chửi mắng, đánh nhau
Chửi mắng và đánh nhau là một phong tục cố hữu tại một vùng quê thuộc đất nước Peru. Theo đó, phong tục kỳ quặc này sẽ được tổ chức trong dịp năm mới này vẫn thường xuất hiện tại làng Chumbilbilca của đất nước Peru xinh đẹp. Người dân ở đây ăn mừng lễ hội đón năm mới mang tên Takanakuy bằng cách mắng chửi và đánh nhau để... thắt chặt tình đoàn kết.
Họ tin rằng mắng nhau và “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” là cách xóa bỏ hết những hiềm khích cá nhân trong năm cũ và thắt chặt tinh thần đoàn kết trong năm mới. Dù không mang găng tay hay áo giáp thi đấu, nhưng rất ít người dân bị chấn thương nghiêm trọng. Bởi một lý do hết sức đơn giản là những cuộc ẩu đả này được cảnh sát địa phương giám sát.
Đan Mạch: Ném vỡ bát đĩa
Ở một số quốc gia, bát đĩa vỡ vào dịp năm mới là sự xui xẻo, thì với người dân Đan Mạch, đây là điều may mắn. Trong năm, những món đồ bát đĩa cũ không dùng nữa được mọi người giữ lại.
Đến giao thừa, người dân sẽ ném bát đĩa nhà mình sang hàng xóm. Trước cửa nhà nào có càng nhiều bát đĩa cũ chứng tỏ nhà đó càng nhiều bạn và sẽ gặp may mắn trong năm mới.
Etonia: Ăn trọn vẹn bảy bữa
Một phong tục hết sức độc đáo của người Estonia luôn khiến nhiều người cảm thấy thích thú, đó là họ sẽ cố gắng ăn trọn vẹn bảy bữa trong ngày đầu năm mới. Người Etonia tin rằng, đó là hành động đảm bảo sự no đủ trong năm mới. Nếu một người đàn ông ăn bảy bữa trong ngày đầu năm, thì người ta tin rằng anh ta sẽ có sức khỏe bằng bảy người đàn ông khác trong năm mới.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc ăn tám bữa trong ngày đầu năm mới sẽ tốt hơn, bởi số 7 luôn được coi là con số may mắn của người Estonia và việc ăn đủ bảy bữa ăn không hơn, không kém mới là điều mang lại những sự no đủ, may mắn trong năm mới cho mỗi người.
Chile: Đón giao thừa ở nghĩa trang
Giao thừa là thời điểm người dân trên thế giới nô nức tham dự những bữa tiệc tưng bừng, thì người dân thị trấn Talca ở Chile lại có truyền thống đón khoảnh khắc thiêng liêng này ở nghĩa trang. Theo quan niệm của người dân, họ muốn sưởi ấm cho những ngôi mộ lạnh lẽo để những người yêu thương có thể cùng bắt đầu năm mới hạnh phúc.
Cổng các nghĩa trang được mở vào 23h ngày 31/12 hàng năm. Người dân mang theo nến thơm, đèn và những bản nhạc nhẹ, trang hoàng nghĩa trang. Tại đây, họ sẽ ngồi trò chuyện với nhau và cả người đã khuất về câu chuyện trong một năm.
Theo Dân Việt